Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 6: Ngôi sao sân cỏ (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ngôi sao sân cỏ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Việt đã nhận ra được điều gì khi xem trận đấu không có mình?
A. Trận đấu trở nên ăn ý hơn.
- B. Trận đấu trở nên căng thẳng hơn.
- C. Trận đấu không còn hấp dẫn nữa.
- D. Trận đấu không còn cơ hội thắng.
Câu 2: Tại sao Việt không đá hiệp hai nữa?
- A. Vì Việt bị đau chân.
- B. Vì Việt bị đồng đội hắt hủi.
- C. Vì Việt muốn nhường cơ hội cho người khác.
D. Vì Việt tự ái khi bị các bạn góp ý.
Câu 3: Bài đọc “Ngôi sao sân cỏ” của tác giả nào?
- A. Lê Đại Hành.
- B. Lê Lợi.
C. Lê Khắc Hoan.
- D. Kim Lân.
Câu 4: Bài đọc có những nhân vật nào?
- A. Vĩnh, Long, Chiến.
B. Vĩnh, Việt, Long, Chiến, Mạnh.
- C. Chiến, Long, Minh, Hậu.
- D. Vĩnh, Việt, Long, Chiến, Hậu.
Câu 5: Vì sao Mạnh ghi bàn vào lưới?
- A. Vì Mạnh là người đá hay nhất đội.
- B. Vì Mạnh giỏi hơn lớp C.
C. Vì Mạnh và đồng đội chuyền bóng ăn ý.
- D. Vì Mạnh cướp được vị trí chủ chốt của Việt.
Câu 6: Ý nào dưới đây đúng khi nói về trận đấu của lớp Việt:
- A. Trận đấu của lớp Việt không hay bằng trận đấu của lớp C.
B. Trận đấu của lớp Việt càng lúc càng hay.
- C. Trận đấu của lớp Việt được đánh giá cao hơn lớp C.
- D. Trận đấu của lớp Việt chỉ gay cấn lúc đầu.
Câu 7: Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?
- A. Vĩnh.
B. Việt.
- C. Mạnh.
- D. Chiến.
Câu 8: Vì sao cả sân vỡ òa lên vì tiếc?
A. Vì thủ môn đã lao lên bắt bóng.
- B. Vì không được xem phần trình diễn của Việt.
- C. Vì Việt phải ra sân.
- D. Vì đội bạn ghi bàn.
Câu 9: Vì sao Vĩnh đanh mặt bảo Việt đừng ích kỉ?
- A. Vì Việt đá vào nhiều quả.
- B. Vì Việt không chịu đá bóng.
C. Vì Việt không chịu chuyền bóng cho bạn.
- D. Vì Việt muốn nghỉ sớm.
Câu 10: Điều gì làm Việt nhận ra mình sai?
- A. Khi lớp đá càng ngày càng hay.
- B. Khi Vĩnh chạy đến bảo Việt vào sân.
- C. Khi Vĩnh bảo Việt ích kỉ.
D. Khoảnh khắc Vĩnh chậm nhịp, không kịp chuyền cho Chiến làm lỡ cơ hội ghi bàn.
Câu 11: Bàn thắng của ai khiến Việt suy nghĩ: “Nếu tôi là một trong ba đứa, bàn thắng có đẹp đến thế không?”?
- A. Long.
- B. Vĩnh.
- C. Chiến.
D. Mạnh.
Câu 12: Hiệp một đội bạn ghi mấy bàn thắng?
- A. Một.
B. Hai.
- C. Ba.
- D. Bốn.
Câu 13: Điền từ thích hợp và chỗ trống:
“Bạn bè là nghĩa ___________
Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau”
A. Tương thân.
- B. Tương ái.
- C. Tương đồng.
- D. Tương trợ.
Câu 14: Câu cuối cùng trong bài đọc cho em hiểu điều gì?
- A. Không nên trao cơ hội cho người khác nếu mình giỏi.
- B. Nên chuyền bóng cho đồng đội của mình.
- C. Chiến thắng đẹp nhất là khi tự mình thắng.
D. Chiến thắng đẹp nhất là khi ta đoàn kết.
Câu 15: Từ ngữ dưới đây chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá?
A. Chuyền bóng, ghi bàn, bắt bóng.
- B. Quả bòng, bắt bóng, ghi bàn.
- C. Đánh cầu, đá bóng, kéo co.
- D. Đánh cầu, đá cầu, chạy bộ.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 kết nối bài 6: Ngôi sao sân cỏ
Bình luận