Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 2: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 2: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện?

  • A. Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật nào.
  • B. Thêm chi tiết tả ngoại hình và hoạt động của nhân vật.
  • C. Thay đổi cách kết thúc câu chuyện.
  • D. Đứng với góc nhìn thứ 3 để kể lại câu chuyện.

Câu 2: Tác dụng của việc kết thúc câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật là gì?

  • A. Làm cho người đọc, người nghe có cái nhìn đa chiều về nội dung câu chuyện.
  • B. Làm tăng tính tò mò cho người đọc, người nghe. 
  • C. Thể hiện được cánh nhìn nhận, đánh giá và năng lực cảm thụ của người viết.
  • D. Tạo ra các tình huống bất ngờ và hấp dẫn.

Câu 3: Bài văn kể chuyện sáng tạo gồm những phần nào? 

  • A. Mở bài.
  • B. Mở bài và thân bài.
  • C. Kết bài.
  • D. Mở bài – Thân bài – Kết bài.

Câu 4: Cách nào dưới đây cũng là một cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

  • A. Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.
  • B. Kể lại giống y nguyên câu chuyện.
  • C. Kể lại theo lời kể của các bạn trong lớp.
  • D. Kể lại theo lời kể của cô giáo.

Câu 5: Đóng vai vào nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện có tác dụng gì?

  • A. Làm cho người đọc, người nghe có cái nhìn đa chiều về câu chuyện đang được kể.
  • B. Tăng cường sự hấp dẫn và kích thích tính tò mò của người đọc, người nghe, khiến cho học muốn tiếp tục đọc để tìm hiểu về nhân vật và câu chuyện.
  • C. Làm tăng tính sáng tạo và có thể biến đổi nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đang được kể.
  • D. Hóa thân vào góc nhìn thứ ba để sáng tạo và thay đổi nội dung câu chuyện.

Câu 6: Để đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, mở bài cần viết về nội dung gì?

  • A. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.
  • B. Giới thiệu câu chuyện.
  • C. Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện.
  • D. Kể lại diễn biến của câu chuyện.

Câu 7: Để đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, thân bài cần viết về nội dung gì?

  • A. Kể lại diễn biến của câu chuyện.
  • B. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.
  • C. Kể kết thúc câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật mà em đóng vai.
  • D. Kể lại diễn biến câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật mà em đóng vai.

Câu 8: Để đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, kết bài cần viết về nội dung gì?

  • A. Kể lại diễn biến của câu chuyện.
  • B. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
  • C. Kể lại diễn biến câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật mà em đóng vai.
  • D. Kể kết thúc câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật mà em đóng vai.

Câu 9: Đâu là chi tiết em có thể thêm vào khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

  • A. Nhân vật.
  • B. Lời kể.
  • C. Lời thoại.
  • D. Lời kể, lời tả, lời thoại…

Câu 10: Đâu là yêu cầu của bài văn kể chuyện sáng tạo?

  • A. Thêm thật nhiều nhân vật mới.
  • B. Không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Thay đổi tình cách nhân vật (xấu thành tốt và tốt thàn xấu).
  • D. Thay đổi thông điệp của câu chuyện.

Câu 11: Đâu là điểm khác nhau giữa bài văn kể chuyện sáng tạo và kể chuyện tưởng tượng?

  • A. Bài văn kể chuyện sáng tạo là bài văn dựa theo câu chuyện có thật để kể lại và snáng tạo tình tiết nhưng không đổi nội dung; còn kể chuyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra, thường sẽ không có thật.
  • B. Kể chuyện sáng tạo là kể chuyện dựa theo trí tưởng tượng của người kể, đa số không có thật; còn kể chuyện tưởng tượng là kể chuyện dựa theo cốt truyện có thật.
  • C. Kể chuyện sáng tạo có thể thay ngôi kể còn kể chuyện tưởng tượng chỉ dùng ngôi kể thứ nhất để kể lại.
  • D. Kể chuyện sáng tạo có thể thay đổi ngôi kể và kể chuyện tưởng tượng cũng vậy.

Câu 12: Bài văn kể chuyện sáng tạo và kể chuyện thay ngôi có điểm gì khác nhau?

  • A. Kể chuyện sáng tạo có thể thay đổi ngôi kể và kể chuyện thay ngôi cũng vậy.
  • B. Kể chuyện sáng tạo có thể thay ngôi kể còn kể chuyện thay ngôi chỉ thay đổi được tình tiết trong câu chuyện.
  • C. Kể chuyện sáng tạo là kể chuyện dựa theo trí tưởng tượng của người kể, đa số không có thật; còn kể chuyện thay ngôi kể là kể chuyện dựa theo cốt truyện có thật. 
  • D. Kể chuyện sáng tạo có thể thay đổi tình tiết, diễn biến và kết thúc nhưng không đổi nội dung, còn kể chuyện đổi ngôi chỉ thay ngôi kể còn lại giữ nguyên.

Câu 13: Để làm tốt bài văn kể chuyện sáng tạo, em cần nắm vững điều gì đầu tiên?

  • A. Bài học.
  • B. Cốt truyện.
  • C. Nhân vật.
  • D. Kết thúc truyện.

Câu 14: Đâu là thân bài của bài văn kể chuyện sáng tạo câu chuyện “Một chuyến phiêu lưu”?

  •  A. Chuột xù lổm cổm bò dậy, thấy mèo nhép vẫn sợ hãi, run lập cập. Một lúc lâu, mèo nhép mới xấu hổ bảo: 
    - Bờ sông bên nhà mình cũng đẹp lắm. 
  • B. Nếu hay đọc chuyện phiêu lưu, có lẽ bạn sẽ thích câu chuyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài. 
  • C. Câu chuyện thật thú vị và hài hước. Mèo nhép đã có những bài học quý giá về việc phải biết lắng nghe người khác để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. 
  • D. Để nói về những câu chuyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng thì không thể không nhắc tới truyện “Tấm Cám”.

Câu 15: Đâu là cách kể lại mở bài khi đóng vai vào nhân vật để kể lại câu chuyện “Sự tích cây thì là”?

  • A. Kể từ đó đến nay, muôn loài gọi tôi là cây thì là.
  • B. Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng tôi lại để ban cho mỗi loài một cái tên.
  • C. Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan.
  • D. Tôi cùng các loại cây cỏ cũng có mặt đầy đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng…

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác