II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và cho biết đây là lời kể của nhân vật nào trong bài đọc “Cánh đồng hoa”? Hãy nêu lí do tại sao em biết?
Ở đầu làng tôi có một đồng cỏ khá rộng. Ngày nào tôi cũng cùng các bạn của tôi là Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ rủ nhau tới đó vui chơi. Tôi luôn mang theo một chiếc trống nhỏ. Các bạn của tôi đều khen tôi vỗ trống rất hay. Mỗi lần tôi vỗ trống, các bạn lại cùng múa hát tưng bừng theo nhịp trống.
(Theo Giang Anh)
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết đây là lời kể của nhân vật nào trong bài đọc “Cánh đồng hoa”? Hãy nêu lí do tại sao em biết?
Hồi đó, mỗi khi vừa tan học, mình sẽ cùng Ja Ka, Ja Prok và Mư Nhơ đến chơi ở cánh đồng cỏ đầu làng để chơi đùa. Bãi cỏ đó rất rộng và bằng phẳng, lại có cỏ mọc xanh tươi nên chúng mình có thể nô đùa, ca hát thoải mái mà không sợ làm ảnh hưởng đến người khác.
Câu 3: Đọc bài văn dưới đây và cho biết câu chuyện được kể sáng tạo bằng cách nào?
Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói:
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.
Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Mẹ liền nói với tôi:
- Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.
Tôi liền bảo với mẹ:
- Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.
Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với với tôi.
Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi.
Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi ửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm.
Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.
Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:
- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.
(Theo Sưu tầm)
Câu 4: Bài văn kể chuyện ở câu 3 gồm có mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? Phần nào còn thiếu nội dung và cần bổ sung thêm?
Câu 5: Nêu những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện?
Bình luận