Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Toán 11 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 11 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Giá trị nào sau đây mang dấu âm

  • A. $sin(-\frac{5\pi }{6}$
  • B. $cos(\frac{2\pi }{5})$
  • C. $tan(-\frac{2\pi }{3})$
  • D. $cos(-\frac{\pi }{4})$

Câu 2: Trên một đường tròn định hướng, cặp cung lượng giác nào sau đây có cùng điểm đầu và điểm cuối?

  • A. $\frac{\pi }{3}$ và $-\frac{35\pi }{3}$
  • B. $\frac{\pi }{7}$ và $-\frac{230\pi }{7}$
  • C. $\frac{\pi }{10}$ và $\frac{152\pi }{5}$
  • D. $-\frac{\pi }{6}$ và $\frac{77\pi }{6}$

Câu 3: Cho tứ diện đều ABCD có độ dài các cạnh bằng 2a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AC, BC; P là trọng tâm tam giác BCD. Mặt phẳng (MNP) cắt tứ diện theo một thiết diện có diện tích là:

  • A. $\frac{a^{2}\sqrt{11}}{2}$
  • B. $\frac{a^{2}\sqrt{2}}{4}$
  • C. $\frac{a^{2}\sqrt{11}}{4}$
  • D. $\frac{a^{2}\sqrt{3}}{4}$

Câu 4: Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác BCD, M là trung điểm CD, I là điểm ở trên đoạn thẳng AG, BI cắt mặt phẳng (ACD) tại J. Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. AM=(ACD)∩(ABG).
  • B. A, J, M thẳng hàng.
  • C. J là trung điểm của  AM.
  • D. DJ=(ACD)∩(BDJ).

Câu 5: Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác BCD. Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và (GAB)là:

  • A. AM (M là trung điểm của AB)
  • B. AN (N là trung điểm của CD)
  • C. AH (H là hình chiếu của B trên CD)
  • D. AK (K là hình chiếu của C trên BD)

Câu 6: Cho 4 điểm không đồng phẳng A,B,C,D. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của AD và BC Giao tuyến của (IBC) và (KAD) là:

  • A.  IK
  • B.  BC
  • C.  AK
  • D.  DK

Câu 7: Cho $sina=\frac{2}{\sqrt{5}}$. Tính cos2a

  • A. $-\frac{7}{25}$
  • B. $\frac{7}{25}$
  • C. $\frac{3}{5}$
  • D. $\frac{-3}{5}$

Câu 8: Cho $cos\alpha =\frac{3}{5}$ với $ 0<\alpha <\frac{\pi }{2}$. Tính $cos(\alpha -\frac{\pi }{3})$

  • A. $\frac{4}{5}$
  • B. $\frac{3+4\sqrt{3}}{10}$
  • C. $\frac{4}{3}$
  • D. -7

Câu 9: Cho $P=sin(\pi +\alpha ).cos(\pi -\alpha )$ và $Q=sin(\frac{\pi }{2}-\alpha ).cos(\frac{\pi }{2}+\alpha )$. Mệnh đề nào dưới đây là đúng

  • A. P + Q = 2
  • B. P + Q = 0
  • C. P + Q = -1
  • D. P + Q = 1

Câu 10: Cho hình bình hành ABCD và một điểm S không nằm trong mặt phẳng (ABCD). Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB)và (SCD) là một đường thẳng song song với đường thẳng nào sau đây?

  • A. AB.
  • B. AC.
  • C. BC.
  • D. SA.

Câu 11: Giả sử có ba đường thẳng a, b, c trong đó b // a và c //a. những phát biểu nào sau đây là sai?

(1) Nếu mặt phẳng (a, b) không trùng với mặt phẳng (a, c) thì b và c chéo nhau.

(2) Nếu mặt phẳng (a,b) trùng với mặt phẳng (a, c) thì ba đường thẳng a, b, c song song với nhau từng đôi một.

(3) Dù cho hai mặt phẳng (a, b) và (a, c) có trùng nhau hay không, ta vẫn có b // c.

  • A. Chỉ có (1) sai.
  • B. Chỉ có (2) sai
  • C. Chỉ có (3) sai
  • D. (1), (2) và (3) đều sai

Câu 12: Cho hai đường thẳng phân biệt a và b cùng thuộc mp(α). Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa a và b?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 13: Hàm số nào tuần hoàn với chu kì $T=3\pi $

  • A. y = 2cos2x
  • B. $y=sin(\frac{x}{3})$
  • C. $y=sin(\frac{2x}{3})$
  • D = 2sin3x

Câu 14: Cho $\alpha \in (-\frac{\pi }{3};\frac{\pi }{3})$. Trong những khẳng định sau khẳng định nào đúng

  • A. $cos(\alpha +\frac{\pi }{3})>0$
  • B. $cot(\alpha +\frac{\pi }{3})>0$
  • C. $tan(\alpha +\frac{\pi }{3})>0$
  • D. $sin(\alpha +\frac{\pi }{3})>0$

Câu 15: Tìm tập xác định D của hàm số $y=\sqrt{1-sin2x}-\sqrt{1+sin2x}$

  • A. D là tập hợp rỗng
  • B. D = R
  • C. $D=[\frac{\pi }{6}+k2\pi ;\frac{5\pi }{6}+k2\pi ],k\in Z$
  • D. $D=[\frac{5\pi }{6}+k2\pi ;\frac{13\pi }{6}+k2\pi ],k\in Z$

Câu 16: Cho tứ diện ABCD với M,N lần lượt là trọng tâm các tam giác ABD, ACD. Xét các khẳng định sau:

(I) MN//mp(ABC)

(II) MN//mp(BCD)

(III) MN//mp(ACD)

(IV)) MN//mp(CDA)

Các mệnh đề nào đúng?

  • A. I, II.
  • B. II, III.
  • C. III, IV.
  • D. I, IV.

Câu 17: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật tâm O. M là trung điểm của OC, Mặt phẳng (α) qua M song song với  SA và BD. Thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (α) là:

  • A. Hình tam giác.
  • B. Hình bình hành.
  • C. Hình chữ nhật.
  • D. Hình ngũ giác.

Câu 18: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. I, J lần lượt là trung điểm của AC và BC. Gọi K là giao điểm trên cạnh BD với KB = 2KD. Thiết diện của tứ diện với mặt phẳng (IJK) là hình gì?

  • A. thiết diện là hình thang cân.
  • B. hình bình hành.
  • C. tam giác.
  • D. tứ giác không có cặp cạnh nào song song.

Câu 19: Hai phương trình nào sau đây là hai phương trình tương đương?

  • A. x - 2 = 4 và x + 1  = 2
  • B. x = 5 và $x^{2}=25$
  • C. 4 + x = 5 và $^{3}-2x=0$
  • D. $2x^{2}-8=0$ và |x| = 2

Câu 20: Cho dãy số có các số hạng đầu là: $0;\frac{1}{2};\frac{2}{3};\frac{3}{4};\frac{4}{5};...$ Số hạng tổng quát của dãy là:

  • A. $u_{n}=\frac{n+1}{n}$
  • B. $u_{n}= \frac{n}{n+1}$
  • C. $u_{n}=\frac{n-1}{n}$
  • D. $u_{n}=\frac{n^{2}-n}{n+1}$

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác