Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Toán 11 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 11 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trên hình vẽ sau các đểm M, N là những điểm biểu diễn của các cung có số đo là:

c

  • A. $\frac{\pi }{3}+k2\pi, k\in Z$
  • B. $\frac{\pi }{3}+k\frac{\pi }{2}, k\in Z$
  • C. $\frac{4\pi }{3}+k\pi , k\in Z$
  • D. $\frac{-\pi }{3}+k\pi , k\in Z$

Câu 2: Đổi số đo $\frac{68\pi }{5} $ rad thành số đo độ ta được 

  • A. $2484^{\circ}$
  • B. $4896^{\circ}$
  • C. $2448^{\circ}$
  • D. $4243^{\circ}$

Câu 3: Trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 6 giờ 30 phút, kim phút quét một góc lượng giác bao nhiêu độ?

  • A. $-1060^{\circ}$
  • B. $-1160^{\circ}$
  • C. $-1260^{\circ}$
  • D. $-1360^{\circ}$

Câu 4: Cho tứ diện ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm các cạnh AB và AC, E là điểm trên cạnh CD với ED=3EC. Thiết diện tạo bởi mặt phẳng (MNE) và tứ diện ABCD là:

  • A. Tam giác MNE
  • B. Tứ giác MNEF với F là điểm bất kì trên cạnh BD
  • C. Hình bình hành MNEF với F là điểm trên cạnh BD mà EF // BC
  • D. Hình thang MNEF với F là điểm trên cạnh BD mà EF // BC

Câu 5: Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?

  • A. Ba điểm phân biệt              
  • B. Một điểm và một đường thẳng
  • C. Hai đường thẳng cắt nhau  
  • D. Bốn điểm phân biệt

Câu 6: Cho hình chóp S. có đáy là hình thang ABCD (AD // BC). Gọi M là trung điểm CD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (MSB)và (SAC là:

  •  A. SI (I là giao điểm của AC và  BM)
  •  B. SJ (J là giao điểm của AM và BD)
  •  C. SO (O là giao điểm của AC và BD)
  •  D. SP (P là giao điểm của AB và CD)

Câu 7: Tính $C=sin(a-17^{\circ})cos(a+13^{\circ})-sin(a+13^{\circ})cos(a-17^{\circ})$

  • A. -1
  • B. $\frac{1}{2}$
  • C. $-\frac{1}{2}$
  • D. 1

Câu 8: Tính $cos\frac{\pi }{8}$

  • A. $\sqrt{\frac{2-\sqrt{2}}{4}}$
  • B. $\frac{2-\sqrt{2}}{4}$
  • C. $\sqrt{\frac{2+\sqrt{2}}{4}}$
  • D. $\frac{2-\sqrt{2}}{4}$

Câu 9: Tính $D=cos(b+\frac{\pi }{3})cos(\frac{\pi }{6}-b)-sin(b+\frac{\pi }{3})sin(\frac{\pi }{6}-b)$

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4

Câu 10: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, BD, AB, AD, BC, CD. Bốn điểm nào sau đây đồng phẳng?

  • A. P,Q,R,S
  • B. M,N,R,S
  • C. M,N,P,Q
  • D. M,P,R,S

Câu 11: Cho tứ diện ABCD. M,N,P,Q  lần lượt là trung điểm AC,BC,BD,AD . Tìm điều kiện để MNPQ là hình thoi.

  • A. AB=BC
  • B. BC=AD
  • C. AC=BD
  • D. AB=CD

Câu 12: Hãy chỉ ra các số tuần hoàn trong các hàm số sau

  • A. $y=\frac{x}{2+sinx}$
  • B. y= xsinx
  • C. y = x - sinx
  • D. y = sin3x

Câu 13: Cho hàm số y = sinx. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

  • A. Hàm số đồng biến trên khoảng $(\frac{\pi }{2};\pi )$, nghịch thiên trên khoảng $(\pi ;\frac{3\pi }{2})$
  • B. Hàm số đồng biến trên khoảng $(-\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}$, nghịch biến trên khoảng $(\frac{\pi }{2};\frac{3\pi }{2})$
  • C. Hàm số đồng biến trên khoảng $(-\frac{3\pi }{2};\frac{-\pi }{2}$, nghịch biến trên khoảng $(\frac{-\pi }{2};\frac{\pi }{2})$
  • D. Hàm số đồng biến trên khoảng $(0;\frac{\pi }{2}$, nghịch biến trên khoảng $(-\frac{\pi }{2};0)$

Câu 14: Trong các hàm số sau, hàm số nào có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ?

  • A. y = cot4x
  • B. $y=\frac{sinx+1}{cosx}$
  • C. $y=tan^{2}x$
  • D. y = |cotx|

Câu 15: Cho đường thẳng a nằm trong mp(α) và đường thẳng b⊄(α). Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A. Nếu b//(α) thì b//a.
  • B. Nếu b cắt (α) thì b cắt a 
  • C. Nếu b//a thì b//(α).
  • D. Nếu b cắt (α) và mp(β)chứa b thì giao tuyến của (α) và (β) là đường thẳng cắt cả a và b.

Câu 16: Cho tứ diện ABCD. M là điểm nằm trong tam giác ABC,mp(α) qua M và song song với AB và CD. Thiết diện của ABCD cắt bởi mp(α) là:

  • A. Tam giác.
  • B. Hình chữ nhật.
  • C. Hình vuông.
  • D. Hình bình hành.

Câu 17: Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với b ?

  • A. 1      
  • B. 2
  • C. không      
  • D. vô số

Câu 18: Xét tính bị chặn của dãy số ($u_{n}$) biết: $u_{n}=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{n(n+1)}$

  • A. Dãy số bị chặn trên
  • B. Dãy số bị chặn dưới.
  • C. Dãy số bị chặn
  • D. Tất cả sai.

Câu 19: Họ nghiệm của phương trình $cot(x-\frac{\pi }{6})=\frac{\sqrt{3}}{3}$ là

  • A. $x=\frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in Z$
  • B. $x=-\frac{\pi }{3}+k\pi ,k\in Z$
  • C. $x=\frac{\pi }{6}+k\pi ,k\in Z$
  • D. $x=\frac{\pi }{3}+k2\pi ,k\in Z$

Câu 20: Cho dãy số ($u_{n}$) với $\left\{\begin{matrix}u_{1}=1\\ u_{n+1}=u_{n}+n^{2}\end{matrix}\right.$. Số hạng tổng quát $u_{n}$ của dãy số là số hạng nào dưới đây?

  • A. $u_{n}=1+\frac{n(n+1)(2n+1)}{6}$
  • B. $u_{n}=1+\frac{n(n-1)(2n+1)}{6}$
  • C. $u_{n}=1+\frac{n(n-1)(2n-1)}{6}$
  • D. $u_{n}=1+\frac{n(n+1)(2n-1)}{6}$

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác