Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 giữa học kì 1 đề số 4 sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài thơ Điều kì diệu khi giọng ca của tất cả bạn nhỏ hòa quyện thì trở thành gì? 

  • Dàn đồng ca đông vui. 
  • Dàn đồng ca xinh đẹp. 
  • Dàn đồng ca lộn xộn.
  • Dàn đồng ca vang lừng. 

Câu 2: Danh từ là gì? 

  • A. Là những hư từ.
  • B. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm… 
  • C. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật …
  • D. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật… 

Câu 3: Danh từ chỉ sự vật là những từ nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,… Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm danh từ chỉ sự vật?

  • A. Đi, chạy, nhảy.
  • B. Đã, sẽ, đang.
  • C. Sách, báo, nhà.
  • D. Rất, quá, lắm.

Câu 4: Sau khi lắng nghe tất cả các tiết mục biểu diễn của các học trò trong câu chuyện Thi nhạc, thầy vàng anh có cảm xúc thế nào?

  • A. Buồn bã vì không như mình mong đợi.
  • B. Nghiêm trang nhận xét từng bài biểu diễn của học trò.
  • C. Vui mừng vì thành công của học trò.
  • D. Khiển trách vì những điểm còn thiếu sót.

Câu 5: Có mấy cách trình bày đoạn văn nêu ý kiến?

  • A. 3 cách.
  • B. 2 cách.
  • C. 1 cách.
  • D. 4 cách.

Câu 6: Phần triển khai của đoạn văn nêu ý kiến cần trình bày điều gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
  • C. Miêu tả đặc điểm nhân vật có trong câu chuyện
  • D. Nêu lí do thích hoặc không thích câu chuyện.

Câu 7: Câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

  • Ai cũng có thể trở thành công chúa.
  • Không nên buồn bã khi không thể trở thành công chúa.
  • Là công chúa thì bạn mới có thể tỏa sáng.
  • Mỗi người đều có một vẻ đẹp và giá trị riêng.

Câu 8: Câu chuyện Thằn lằn xanh và tắc kè có những nhân vật nào?

  • Thằn lằn xanh.
  • Tắc kè.
  • Thằn lằn xanh, cô bé chủ nhà.
  • Thằn lằn xanh, tắc kè.

Câu 9: Câu chuyện Nghệ sĩ trống ước mơ của cô bé Mi-lô sống ở đâu?

  • Một hòn đảo ngập tràn không khí âm nhạc ở Cu-ba. 
  • Một hòn đảo mà ai cũng biết trống ở Cu-ba. 
  • Một hòn đảo mà chỉ có con gái chơi trống ở Cu-ba. 
  • Một hòn đảo mà không cho con người chơi trống ở Cu-ba. 

Câu 10: Báo cáo thảo luận nhóm thường gồm mấy phần? 

  • 1 phần 
  • 2 phần 
  • 3 phần 
  • 4 phần 

Câu 11: Các phần của báo cáo thảo luận nhóm là gì? 

  • Phần đầu, phần chính, phần cuối.
  • Phần tiêu đề, phần nội dung, phần kết thúc. 
  • Phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài. 
  • Phần mở bài, phần triển khai, phần kết luận. 

Câu 12: Nội dung nào nằm ở phần cuối của báo cáo thảo luận nhóm? 

  • Phân công công việc thảo luận nhóm. 
  • Kết quả bài thảo luận nhóm. 
  • Lời nhận xét của người viết báo cáo. 
  • Chữ kí và tên của người viết báo cáo. 

Câu 13: Tên gọi Cẩu Khây có nghĩa là gì? 

  • Sức khỏe như voi. 
  • Ăn giỏi. 
  • Giỏi võ. 
  • Chín chõ xôi. 

Câu 14: Câu chuyện Đò ngang do ai sáng tác? 

  • Võ Quảng. 
  • Châu Khuê. 
  • Nguyễn Lãm Thắng. 
  • Nguyễn Phan Hách. 

Câu 15: Các từ “Vườn, cây, đất, hoa, bạn” thuộc từ loại gì? 

  • Danh từ 
  • Động từ 
  • Tính từ 
  • Hư từ 

Câu 16: Buổi chia tay của bạn nhỏ trong câu chuyện Trước ngày xa quê diễn ra đến lúc nào? 

  • Đến tận đêm khuya. 
  • Đến khi trời tối mịt. 
  • Đến khi vào chiều. 
  • Đến khi trời mưa. 

Câu 17: Mở bài gián tiếp cho bài văn kể lại một câu chuyện là như nào? 

  • Là giới thiệu câu chuyện một cách vòng vo. 
  • Là giới thiệu câu chuyện một cách trực tiếp. 
  • Là nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. 
  • Là giới thiệu ngay vào câu chuyện. 

Câu 18: Kết bài không mở rộng trong bài văn kể lại một câu chuyện là như thế nào? 

  • Nêu ý kiến của mình về câu chuyện liên quan.
  • Nêu suy nghĩ, cảm xúc,… và những liên tưởng, suy luận được gợi ra từ câu chuuyện.
  • Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
  • Nêu cảm nhận của bản thân về những sự việc liên quan đến câu chuyện.

Câu 19: Động từ chỉ hoạt động là gì?

  • Là dạng động từ dùng để chỉ hoạt động của con người hoặc sự vật, hiện tượng.
  • Là dạng động từ dùng để chỉ mỗi hoạt động của con người.
  • Là động từ chỉ dùng để chỉ hoạt động của sự vật.
  • Là động từ chỉ dùng để chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng.

Câu 20: Động từ chỉ trạng thái là gì?

  • Là loại động từ dùng để gọi tên trạng thái của sự vật.
  • Là loại động từ dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái, cảm xúc hay suy nghĩ tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
  • Là loại động từ dùng để tái hiện trạng thái, cảm xúc của con người.
  • Là loại động từ dùng để gọi tên trạng thái, cảm xúc của con người.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác