Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài Ôn tập và đánh giá cuối năm học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài Ôn tập và đánh giá cuối năm học - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

ĐƯỜNG ĐI SA PA

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Nguyễn Phan Hách

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?

  • A. Vùng núi
  • B. Vùng đồng bằng
  • C. Vùng biển
  • D. Thành phố

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?

  • A. Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
  • B. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
  • C. Nắng phố huyện vàng hoe.
  • D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên”

  • A. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
  • B. Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
  • C. Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.
  • D. Vì Sa Pa ở thành phố

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (0,5đ)

  • A. Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.
  • B. Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.
  • C. Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.
  • D. Tác giả quê ở Sa Pa.

Câu 5: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào?

  • A. Câu kể Ai là gì?
  • B. Câu kể Ai làm gì?
  • C. Câu kể Ai thế nào?
  • D. Tất cả các câu kể trên.

Câu 6: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch?

  • A. Đi chơi ở công viên gần nhà.
  • B. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
  • C.  Đi làm việc xa nhà.
  • D. Đi học

Câu 7: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày.

  • A. Mùa thu, mùa thu
  • B. Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
  • C. Mùa xuân, mùa hè.
  • D. Mùa hè, mùa thu.

Câu 8: Xác định các trạng ngữ có trong các câu sau: 

Để có nhiều cây bóng mát, trường em trồng thêm mấy hàng phượng vĩ trên sân trường

  • A. trường em
  • B. trồng thêm mấy hàng phượng vĩ trên sân
  • C. để có nhiều cây bóng mát
  • D. để có nhiều cây

Câu 9: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

  • A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông.
  • B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc.
  • C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng.
  • D. Vi vu, thì thầm, thoang thoảng, phố xá, trầm bổng.

Câu 10: Trong câu "Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp", bộ phận nào là chủ ngữ?

  • A. Tôi
  • B. Quân trên tàu
  • C. Trông thấy
  • D. Phát khiếp 

Câu 11: Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu nào đã học?

  • A. Ai làm gì?
  • B. Ai thế nào?
  • C. Ai là gì?
  • D. Tất cả các đáp án trên đúng

Câu 12: Chọn dấu câu phù hợp để điền vào chỗ trống:

“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít ( ) tỏ ra dáng bộ vui mừng ( )
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ( )"

  • A. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm.
  • B. Dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu chấm.
  • C. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than.
  • D. Dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu chấm than.

Câu 13: Các lỗi thường gặp về dấu câu là những lỗi nào?

  • A. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
  • B. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
  • C. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
  • D. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
  • E. Tất cả các lỗi trên

Câu 14: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu kể?

  • A. Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét giấy thấm vào mồm.
  • B. Răng em đau, phải không?
  • C. Ôi, răng đau quá!
  • D. Em về nhà đi.

Câu 15: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? có tác dụng gì?

  • A. nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).
  • B. tả lại ngoại hình của người, con vât (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).
  • C. cho biết ai (hoặc cái gì, con gì) thực hiện hoạt động đó.
  • D. bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của nhân vật được nhắc tới trong câu.

Câu 16: “Tự trọng” có nghĩa là :

  • A. Tin vào bản thân mình
  • B. Quyết định lấy công việc của mình
  • C. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
  • D. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

Câu 17: Trái nghĩa với từ “Trung thực” là:

  • A. Lừa dối, dối trá, gian xảo, lừa lọc
  • B. Lừa dối, chân thật, lừa lọc, bộc trực
  • C. Lừa dối, lừa lọc, lừa bịp, thật thà
  • D. Lừa dối, gian trá, thành thực, chính trực

Câu 18: Từ “Khôn khéo” là:

  • A. Từ đơn                             
  • B. Từ ghép
  • C. Từ láy                               
  • D. Từ đặc biệt

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác