Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cuối học kì 1 đề số 1 sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài thơ Điều kì diệu được viết theo thể thơ nào? 

  • A. Thơ tự do. 
  • B. Thơ năm chữ. 
  • C. Thơ sáu chữ. 
  • D. Thơ lục bát. 

Câu 2: Câu văn sau có mấy danh từ?

Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. 

  • A. 3 danh từ 
  • B. 4 danh từ 
  • C. 5 danh từ 
  • D. 6 danh từ 

Câu 3: Câu chuyện Thi nhạc sau khi lắng nghe tất cả các tiết mục biểu diễn của các học trò, thầy vàng anh có cảm xúc thế nào? 

  • A. Buồn bã vì không như mình mong đợi. 
  • B. Khiển trách vì những điểm còn thiếu sót. 
  • C. Vui mừng vì thành công của học trò. 
  • D. Nghiêm trang nhận xét từng bài biểu diễn của học trò. 

Câu 4: Trong câu sau có mấy danh từ chung, mấy danh từ riêng? 

Mã Lương dùng bút thần vẽ đồ dùng cần thiết cho những người nghèo khổ. 

  • A. 4 danh từ chung, 1 danh từ riêng. 
  • B. 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng. 
  • C. 3 danh từ chung, 1 danh từ riêng. 
  • D. 2 danh từ chung, 2 danh từ riêng. 

Câu 5: Nhiệm vụ của phần mở đầu đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện là gì? 

  • A. Giới thiệu tên câu chuyện và nêu ý kiến chung về câu chuyện. 
  • B. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện. 
  • C. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện. 
  • D. Tóm tắt nội dung câu chuyện. 

Câu 6: Phần kết thúc của đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện có mục đích gì? 

  • A. Khẳng định lại ý kiến của em với câu chuyện. 
  • B. Nêu bài học em rút ra được từ câu chuyện. 
  • C. Nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với em. 
  • D. Nêu chi tiết hoặc nhân vật trong câu chuyện mà mình ấn tượng nhất. 

Câu 7: Câu nào dưới đây có thể là phần mở bài của bài văn? 

  • A. Em muốn ai đó kể cho em nghe về câu chuyện Cô bé Lọ Lem. 
  • B. Truyện Cô bé Lọ lem đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. 
  • C. Em chưa đọc truyện Cô bé Lọ Lem nên em sẽ nhờ mẹ kể cho nghe. 
  • D. Em được mẹ mua cho truyện Cô bé Lọ Lem và em thấy câu chuyện đó rất thú vị. 

Câu 8: Chữ tt viết tắt trong từ điển có nghĩa là gì? 

  • A. trình tự 
  • B. thứ tự 
  • C. tụ tập 
  • D. tính từ

Câu 9: Nhân hóa là gì? 

  • A. Gọi hoặc kể, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng tự nhiên…. bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc kể, tả con người, làm cho chúng trở nên gần gũi, sinh động hơn. 
  • B. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn. 
  • C. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau. 
  • D. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương cận. 

Câu 10: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật phần mở bài dùng để làm gì?

  • A. Tả hình dáng con vật.
  • B. Nêu cảm nghĩ về con vật.
  • C. Tả tính tình hoạt động của con vật.
  • D. Giới thiệu đối tượng miêu tả (một con vật, một số con vật).

Câu 11: Cậu bé trong câu chuyện Con trai người làm vườn có sở thích gì?

  • A. xem phim
  • B. yêu biển
  • C. nghe nhạc
  • D. chơi game

Câu 12: Tìm các từ láy trong đoạn trích sau:

Tiếng chim nháo nhác ngoài ban công khiến em sực tỉnh. Chắc là đàn chim sẻ đang nhảy nhót trong chậu cải mới nhú mầm li ti. Từ ngày cả nhà chuyển ra thành phố, mẹ dạy em trồng cây trong những chiếc chậu be bé xinh xinh.

  • A. nháo nhác, xào xạc, lao xao.
  • B. nháo nhác, sực tỉnh, nhảy nhót, nhú mầm.
  • C. nháo nhác, nhảy nhót, li ti, be bé, xinh xinh.
  • D. nháo nhác, sực tỉnh, nhú mầm, xinh xinh.

Câu 13: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

"Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư."

  • A. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  • B. Đánh dấu phần chú thích.
  • C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  • D. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.

Câu 14: Bài thơ Bốn mùa mơ ước của tác giả nào?

  • A. Xuân Quỳnh
  • B. Huy Cận
  • C. Tố Hữu
  • D. Nguyễn Lãm Thắng

Câu 15: Nội dung của vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai là gì?

  • A. Cuộc trò chuyện của hai anh em Tin-tin với một số em bé ở Vương quốc Tương Lai.
  • B. Quá trình sáng chế của các em bé ở Vương quốc Tương Lai.
  • C. Các em bé ở Vương quốc Tương Lai giới thiệu sản phẩm của mình.
  • D. Hai anh em Tin-tin đi lạc vào Vương quốc Tương Lai.

Câu 16: Tìm từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu sau

"Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với …… hay ………"

  • A. dấu gạch chéo …. dấu ngoặc kép.
  • B. dấu ngoặc đơn …dấu ngoặc kép.
  • C. dấu ngoặc kép …. dấu gạch ngang.
  • D. dấu ngoặc đơn …. dấu gạch ngang.

Câu 17: Đâu là trình tự của bài văn miêu tả con vật?

  • A. Mở bài, kết bài, thân bài.
  • B. Thân bài, kết bài, mở bài.
  • C. Mở bài, thân bài, kết bài.
  • D. Kết bài, thân bài, mở bài.

Câu 18: Nội dung của câu chuyện Cánh chim nhỏ là gì?

  • A. Ca ngợi những con người vượt qua rào cản, nỗ lực thực hiện ước mơ của mình.
  • B. Ca ngợi những ước mơ của con người.
  • C. Ca ngợi lòng tốt của con người.
  • D. Sự đáng quý của con người khi cùng chia sẻ ước mơ với nhau, giúp cho nhau được hạnh phúc hơn.

Câu 19: Một bức thư thông thường thường có mấy phần?

  • A. Hai phần: phần đầu thư và phần chính.
  • B. Ba phần: phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư.
  • C. Bốn phần: phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư, phần tái bút.
  • D. Bốn phần: Quốc hiệu tiêu ngữ, phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư

Câu 20: Văn Ba là tên gọi khác của ai?

  • A. Nguyễn Du
  • B. Phan Bội Châu
  • C. Phan Châu Trinh
  • D. Nguyễn Ái Quốc
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác