Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 29 Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu câu

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 29 Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu câu - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?

  • A. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
  • B. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)
  • C. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, ...)
  • D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang

Câu 2: Các lỗi cần tránh về dấu câu là gì?

  • A. Thiếu dấu ngắt câu hoặc dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
  • B. Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết.
  • C. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu với nhau.
  • D. Tất cả các lỗi trên.

Câu 3: Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?

  • A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  • C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.
  • D. Cả ba nội dung trên.

Câu 4: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?

  • A. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
  • B. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
  • C. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Công dụng dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn là của dấu nào?

  • A. Dấu ngoặc kép
  • B. Dấu ngoặc đơn
  • C. Dấu hai chấm
  • D. Dấu chấm

Câu 6: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm trong câu. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Dấu gạch ngang có công dụng gì?

  • A. Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu
  • B. Đặt trước những lời đối thoại
  • C. Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 8: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong các ví dụ sau:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A. Bổ sung thêm thông tin cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • B. Giải thích nghĩa của phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • C. Thuyết minh thêm cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Có thể bỏ dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được không?

Tuy thế người con trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

  • A. Có
  • B. Không

Câu 10: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

  • A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
  • B. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
  • C. Giải thích cho phần đứng trước
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn... Phỗng”, ...

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

  • A. “Điếu, mày”
  • B. “Dạ”, “Ừ”
  • C. “Bẩm, bốc”
  • D. “Thất văn... Phỗng”

Câu 12:  Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”...

(Bài toán dân số)

  • A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  • C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.
  • D. Cả ba nội dung trên.

Câu 13: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Suy cho cùng, chân lí, những chân lí của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,...

(Đức tính giản dị của Bác Hồ)

  • A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  • C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.
  • D. Cả ba nội dung trên đều sai.

Câu 14: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”

(Hoàng Trung Thông)

  • A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  • C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
  • D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Câu 15: Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi". (Đức tính giản dị của Bác Hồ)

Dấu hai chấm trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?

  • A. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung cho phần đứng trước nó.
  • C. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho phần đứng trước nó.
  • D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.

Câu 16: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhận kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

   (Vũ Bằng)

b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

  (Nguyễn Ái Quốc)

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 17: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.

b) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 18: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.

b) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 19: Dòng nào không phải là công dụng của dấu gạch ngang?

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 20: Dấu gạch ngang trong những câu sau dùng để làm gì?

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

    (Phạm Duy Tốn)

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác