Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 7: Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vị ngữ thường do ……… tạo thành

Điền vào chỗ trống phần còn thiếu

  • A. danh từ (cụm danh từ)
  • B. động từ (cụm động từ)
  • C. tính từ (cụm tính từ)
  • D. tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ)

Câu 2: Một câu có hai thành phần chính:

  • A. chủ ngữ, trạng ngữ
  • B. chủ ngữ, vị ngữ
  • C. vị ngữ, trạng ngữ
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 3: Câu “Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau” có vị ngữ là?

  • A. Tre, nứa, trúc, mai, vầu
  • B. Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau
  • C. Trăm công nghìn việc khác nhau
  • D. Không xác định được

Câu 4: Câu “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” có mấy vị ngữ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 5: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Chỉ ………, tính chất hoặc trạng thái của ……. được nói đến ở chủ ngữ.

  • A. đặc điểm …. sự vật
  • B. đặc điểm…con vật
  • C. đặc điểm ….con người
  • D. sự vật ….đặc điểm

Câu 6: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ?

  • A. Những cánh hoa mai trên đồi.
  • B. Nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ
  • C. Mặt trời chẳng của riêng ai.
  • D. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở.

Câu 7: Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 8: Vị ngữ trong câu của tiếng Việt là thành phần ………….

  • A. Phụ chính
  • B. Chính
  • C. Trung tâm
  • D. Phụ

Câu 9: “Ông Wonka ngắt lời Mai Ti-vi”.

“Ngắt lời Mai Ti-vi” là thành phần gì?

  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Trạng ngữ
  • D. Bổ ngữ

Câu 10: Cho 2 câu văn:

1. Trăng đã ló lên từ phía sau đỉnh núi, và giờ đây nó rót ánh sáng xuống mặt biển.

2. Trăng đã lên từ phía sau những đỉnh núi xù xì, và giờ đây nó trầm ngâm rót ánh sáng xuống mặt biển đang thở dài dâng lên đón nó, xuống biển và xuống tảng đá cạnh chúng tôi.

Hãy so sánh sự khác nhau của hai câu trên.

  • A. Vị ngữ đầu trong câu 1 là một cụm động từ đơn giản. Vị ngữ đầu trong câu 2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn.
  • B. Vị ngữ sau trong câu 1 là một cụm động từ đơn giản. Vị ngữ sau trong câu 2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn.
  • C. Vị ngữ trong câu 1 có sự biến đổi về mặt tính chất ngữ pháp trong khi vị ngữ ở câu 2 là về từ vựng.
  • D. Cả A và B.

Câu 11: Vị ngữ của câu “Mỗi khi tan trường, cô giáo luôn chào chúng tôi bằng nụ cười hiền từ.” là

  • A. Mỗi khi tan trường
  • B. Cô giáo
  • C. Luôn chào chúng tôi bằng nụ cười hiền từ
  • D. Cô giáo luôn chào chúng tôi bằng nụ cười hiền từ

Câu 12: Không thể thêm vị ngữ nào vào chỗ trống của câu sau “Giữa cánh đồng lúa chín,…..” 

  • A. Bà con đang gặt hái sôi nổi.
  • B. Các loài chim hót vang.
  • C. Xe máy, ô tô đi lại nườm nượp, bóp còi inh ỏi.
  • D. Từng đàn cò trắng lượn ngang.

Câu 13: Trong câu: “Con được bố tha thứ", cụm từ "được bố tha thứ" là thành phần gì của câu?

  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ.
  • C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
  • D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 14: Vị ngữ là thành phần nào của câu?

  • A. Là thành phần phụ của câu dung để bộc lộ cảm xúc.

  • B. Là một trong hai thành phần chính của câu.

  • C. Là thành phần phụ để nhấn mạnh ý nghĩa của câu.

  • D. Là thành phần phụ dung để đặt câu hỏi.

Câu 15: Tác dụng của vị ngữ?

  • A. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Là gì?).
  • B. Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Làm gì?).
  • C. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?).
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Đâu không phải tác dụng của vị ngữ trong câu?

  • A. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Là gì?)
  • B. Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Làm gì?)
  • C. Dùng để đảo trật tự từ trong câu.
  • D. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?)

Câu 17: Vị ngữ thường xuất hiện ở vị trí nào trong câu?

  • A. Chỉ đứng đầu câu.
  • B. Thường đứng sau chủ ngữ.
  • C. Chỉ đứng ở giữa câu.
  • D. Chỉ đứng ở cuối câu.

Câu 18: Vị ngữ thường trả lời cho những câu hỏi nào trong câu?

  • A. Là gì?
  • B. Làm gì?
  • C. Thế nào?
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Vị ngữ trong câu “Hoàng là một học sinh lớp 4” có tác dụng gì?

  • A. Giới thiệu về Hoàng.
  • B. Miêu tả đôi chân Hoàng.
  • C. Chỉ trạng thái của Hoàng.
  • D. Chỉ ra hoạt động của Hoàng.

Câu 20: Vị ngữ trong câu “Liên là một cô gái xinh xắn, đôi mắt to tròn"

  • A. Giới thiệu về Liên.
  • B. Kể ra hoạt động của Liên.
  • C. Miêu tả đặc điểm ngoại hình của cô.
  • D. Miêu tả tính cách của cô.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác