Dễ hiểu giải tiếng Việt 4 Kết nối bài 7 Con muốn làm một cái cây
Giải dễ hiểu bài 7 Con muốn làm một cái cây. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu tiếng Việt 4 kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7: CON MUỐN LÀM MỘT CÁI CÂY
PHẦN ĐỌC
Khởi động: Kể lại một việc ai đó đã làm khiến em vui và nhớ mãi.
Giải nhanh:
Năm học lớp ba, tôi bước vào học ở một ngôi trường mới, với thầy cô và bạn bè mới. Cô Thu là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi. Cô là một giáo viên rất tâm huyết. Chúng tôi rất quý mến cô. Chính vì vậy, ban cán sự của lớp đã lên kế hoạch tổ chức cho cô một buổi sinh nhật bất ngờ. Mỗi tổ được phân công một nhiệm vụ khác nhau. Tổ một phụ trách dọn dẹp và trang trí lớp học. Tổ hai phụ trách chuẩn bị bánh kẹo hoa quả. Còn tổ ba phụ trách chuẩn bị quà cho cô. Chiều chủ nhật, chúng tôi hẹn nhau đi mua đồ để chuẩn bị.
Sáng hôm sau, các thành viên trong lớp hẹn nhau đền từ sáu giờ để chuẩn bị. Tiết đầu tiên là sinh hoạt đầu tuần. Cô Thu sẽ lên lớp. Vì vậy, cả lớp tập trung tối đa để làm xong công việc nhanh nhất. Sau khoảng một tiếng, mọi công việc đã được hoàn thành.
Tiếng trống vào tiết vang lên. Cửa phòng học được đóng lại, đèn được tắt đi để tạo sự bất ngờ. Khi cô mở cửa bước vào lớp, tất cả các thành viên trong lớp đứng lên. Bạn lớp phó đã cầm chiếc bánh sinh nhật đi về phía cô. Trên chiếc bánh còn ghi: “Chúc mừng sinh nhật mẹ Thu”. Chúng tôi cùng nhau hát vang bài hát chúc mừng sinh nhật. Lúc đó, cô giáo đã vô cùng xúc động. Cả lớp đã yêu cầu cô ước một điều ước và thổi nến.
Cô giáo yêu cầu bật đèn lên và ổn định trật tự. Bạn lớp trưởng đã thay mặt cả lớp tặng cô món quà. Cuối cùng là phần cắt bánh và chụp ảnh kỉ niệm. Cuối buổi tiệc, cô đã bày tỏ cảm xúc và cảm ơn cả lớp vì đã dành cho cô một sự bất ngờ. Cô nói rằng đây là bữa tiệc sinh nhật tuyệt vời nhất của cô.
Buổi tiệc sinh nhật thật ý nghĩa. Nó đã giúp cho tình cảm cô trò trở nên gắn bó hơn. Đây sẽ là một kỉ niệm đẹp đẽ trong quãng đời học sinh của tôi.
Câu 1: Ông nội đã nghĩ gì khi trồng cây ổi trong sân nhà cũ của Bum?
Giải nhanh:
Ba của Bum thích thì chắc Bum cũng thích ổi
Câu 2: Bum đã có những kỉ niệm gì với cây ổi đó?
Giải nhanh:
Bum đã có những kỉ niệm với cây ổi:
Hồi ba, bốn tuổi cùng ông bắt sâu cho cây ổi
Bum và bạn bè túm tụm nhau dưới gốc cây
Bum đã tả cây ổi trong bài văn nói về ước mơ
Câu 3: Vì sao Bum muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ?
Giải nhanh:
Vì Bum muốn luôn bên bạn cùng chia nhau từng trái ổi chín và thấy ông ngồi cười hiền lành bên gốc ổi.
Câu 4: Những chi tiết nào cho thấy cô giáo và ba mẹ Bum rất quan tâm và yêu thương Bum?
Giải nhanh:
Khi nghe cô giáo nói về ước mơ của Bum thì ba mẹ Bum bàn nhau trồng cây ổi trong sân nhà.
Câu 5: Em có nhận xét gì ông nội của Bum và tình cảm của Bum dành cho ông nội?
Giải nhanh:
Ông nội của Bum là người rất thương con thương cháu, ông chăm sóc, yêu thương Bum hết mực.
Tình cảm của Bum với ông là tình cảm yêu thương, trân trọng vô bờ, Bum rất yêu quý ông của mình.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Xác định vị ngữ của mỗi câu dưới đây:
a, Cầu Thê Húc đỏ thắm dưới ánh bình minh.
b, Cà Mau là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc.
c, Chú bộ đội biên phòng đi tuần tra biên giới.
d, Tôi yêu đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
Giải nhanh:
a, đỏ thắm dưới ánh bình minh.
b, là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc.
c, đi tuần tra biên giới.
d, yêu đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam
Câu 2: Vị ngữ của mỗi câu ở bài tập 1 cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ?
Giải nhanh:
a, Nêu đặc điểm của đối tượng được nói ở chủ ngữ.
b, Giới thiệu về đối tượng được nói ở chủ ngữ.
c, Nêu hoạt động, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ.
d, Nêu hoạt động, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ.
Câu 3: Tìm vị ngữ thích hợp thay cho .... trong đoạn dưới đây:
(đỏ ngầu phù sa, ì oạp đêm ngày, là món quà sông trao cho đồng ruộng, chồm lên vỗ bờ, chảy lững lờ)
Khi mùa lũ về, dòng sông chảy xiết. Nước sông .... Mặt sông như được trải rộng thêm. Tiếng sóng .... Chỗ khúc quanh của dòng chảy, những con sóng ..... Hết mùa lũ, sông .... Có lẽ sông lưu luyến với bờ bãi, xóm làng, những nơi nó đi qua. Lớp phù sa .....
( Theo Phan Đức Lộc)
Giải nhanh:
Khi mùa lũ về, dòng sông chảy xiết. Nước sông đỏ ngầu phù sa. Mặt sông như được trải rộng thêm. Tiếng sóng ì oạp đêm ngày. Chỗ khúc quanh của dòng chảy, những con sóng chồm lên vỗ bờ. Hết mùa lũ, sông chảy lững lờ Có lẽ sông lưu luyến với bờ bãi, xóm làng, những nơi nó đi qua. Lớp phù sa là món quà sông trao cho đồng ruộng.
Câu 4: Viết 2-3 câu về nội dung tranh. Xác định vị ngữ của mỗi câu:
Giải nhanh:
Mọi người đang hăng hái làm việc. Ai nấy đều bận rộn với công việc riêng của mình.
Vị ngữ là:
đang hăng hái làm việc.
đều bận rộn với công việc riêng của mình.
VIẾT
Tìm hiểu cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm
Câu 1: Đọc văn bản hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện và trả lời câu hỏi.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NỒI CƠM ĐIỆN
Nồi cơm điện là đồ dùng khá phổ biến trong các gia đình. Nhưng sử dụng nồi cơm điện đúng cách thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện.
1. Trước khi nấu cơm
- Đổ gạo đã vo vào lòng nồi
- Dùng khăn lau khô mặt ngoài lòng nồi trước khi đặt vào nồi.
Không nên vo gạo trong lòng nồi để bảo vệ lớp chống dính..
2. Khi nấu cơm
- Đóng chặt nắp nồi.
- Cắm điện và nhấn nút nấu.
Không mở nồi trong suốt quá trình nấu.
3. Sau khi nấu cơm
- Lấy hết cơm ra khỏi lòng nồi
- Dùng vật liệu mềm để làm sạch các bộ phận của nồi. Nếu dùng vật liệu cứng như kim loại sẽ làm trầy xước nồi
Chúc bạn và gia đình sử dụng nồi cơm điện đúng cách và luôn có những bữa cơm ngon miệng.
a, Văn bản trên hướng dẫn sử dụng sản phẩm gì?
b, Việc sử dụng sản phẩm đó chia làm mấy bước?
c, Trong mỗi bước, sản phẩm đó được sử dụng như thế nào?
Giải nhanh:
a, Nồi cơm điện
b, 3 bước.
c, Trong mỗi bước, sản phẩm đó được sử dụng theo một cách riêng
1. Trước khi nấu cơm
Không nên vo gạo trong lòng nồi để bảo vệ lớp chống dính..
2. Khi nấu cơm
- Đóng chặt nắp nồi.
- Cắm điện và nhấn nút nấu.
Không mở nồi trong suốt quá trình nấu.
3. Sau khi nấu cơm
- Dùng vật liệu mềm để làm sạch các bộ phận của nồi. Nếu dùng vật liệu cứng như kim loại sẽ làm trầy xước nồi
Câu 2: Trao đổi về cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm.
- Các bước sử dụng một sản phẩm
- Những việc cần làm trong mỗi bước
Giải nhanh:
- Hướng dẫn rõ các bước sử dụng một sản phẩm
- Trong mỗi bước, nêu rõ những việc cần làm
Câu 3: Chia sẻ với người thân về cách sử dụng nồi cơm điện hoặc một số đồ gia dụng khác
Giải nhanh:
Học sinh tự thực hiện.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận