Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 Kết nối bài 24 Người tìm đường lên các vì sao

Giải dễ hiểu Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 Kết nối bài 24 Người tìm đường lên các vì sao. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 24: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

PHẦN ĐỌC:

Bài đọc: Người tìm đường lên các vì sao – Theo Lê Nguyên Long - Phạm Ngọc Toàn

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ham tìm tòi, khám phá?

Giải nhanh:

Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Sau đó, ông bị ngã gãy chân và câu hỏi mà ông đặt ra là: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”

Câu 2: Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?

Giải nhanh:

Đọc thật nhiều sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. Quanh năm, ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sau đó, ông tiếp tục đi sâu vào lý thuyết bay trong không gian. Sau này, ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao. 

Câu 3: Những nghiên cứu, tìm tòi của Xi-ôn-cốp-xki đã đem lại kết quả gì?

Giải nhanh: 

Giúp ông đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao, ông đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục”

Câu 4: Theo em, nhan đề "Người tìm đường lên các vì sao" muốn nói điều gì?

Giải nhanh:

Sự nỗi lực không ngừng nghỉ của Xi-ôn-cốp-xki trong quá trình theo đuổi ước mơ. Đồng thời, nhan đề cũng muốn nói tới kết quả sáng chế thành công của ông chính là tên lửa nhiều tầng trở thành phương tiện bay tới các vì sao đúng theo tâm niệm của mình là các vì sao là để chinh phục. 

Câu 5: Nếu trở thành một nhà khoa học, em muốn sáng chế những gì? Vì sao?  

Giải nhanh:

Nếu trở thành một nhà khoa học, em muốn sáng chế ra những sản phẩm phục vụ đời sống của con người. Em thấy trong xã hội có nhiều hoàn cảnh khó khăn cần được sự giúp đỡ của mọi người. Chính những điều đó đã càng thôi thúc em phải cố gắng thực hiện được ước mơ của mình. 

PHẦN LUYỆN TỪ CÂU

Câu 1: Tìm những tính từ nêu phẩm chất của nhà khoa học.

Giải nhanh:

miệt mài, thông thái.

Câu 2: Đặt 2 - 3 câu giới thiệu về một nhà khoa học hoặc một phát minh khoa học mà em biết.

Giải nhanh:

- Albert Einstein là nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới, được nhiều người biết tới. Những đóng góp quan trọng của ông cho vật lý bao gồm thuyết tương đối và thuyết lượng tử.

- Newton là người tìm ra định luật vạn vận hấp dẫn, trở thành một giai thoại mà bất kỳ học sinh nào cũng biết tới.

- Nikola Tesla là người đầu tiên khám phá ra công nghệ tia X, chế tạo được nhà máy thủy điện xoay chiều đầu tiên ở Mỹ và phát triển hệ thống điện xoay chiều.

PHẦN VIẾT

Viết đơn

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: 

Đề 1: Viết đơn xin tham gia câu lạc bộ em yêu thích.

Đề 2: Viết đơn xin nghỉ một buổi học.

Giải nhanh:

Bài tham khảo 1:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

ĐƠN XIN THAM GIA CÂU LẠC BỘ

Kính gửi: Cô chủ nhiệm cùng toàn thể các thầy/ cô giáo bộ môn phụ trách lớp 4A5

Em tên là: Lê Thị Huyền 

Học sinh lớp: 4A5

Lí do: Em rất thích đọc sách và được trao đổi những kiến thức về sách với mọi người xung quanh. Hơn nữa, trường vừa mở câu lạc bộ đọc sách nên em làm đơn này với mong muốn xin tham gia vào câu lạc bộ này. 

Kính mong ban chủ nhiệm câu lạc bộ và các thầy cô xem xét!

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày 20 tháng 5 năm 2023 

Chữ Ký Của Phụ Huynh Học Sinh                                               Người làm đơn

                                                                                                        Lê Thị Huyền 

Bài tham khảo 2: 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi: Cô chủ nhiệm cùng toàn thể các thầy/ cô giáo bộ môn phụ trách lớp 4A

Em tên là: Nguyễn Văn Anh

Học sinh lớp: 4A

Em viết đơn này xin phép được nghỉ học từ ngày 20/2/2023 đến ngày 25/2/2023

Lí do: Em vừa bị cúm A vào tối qua. Hiện nay, em đang sốt cao và mệt. Em làm đơn này với mong muốn xin phép nghỉ học vì lí do sức khỏe. Sau khi khỏi bệnh em sẽ đến lớp học đầy đủ. 

Em hứa sẽ chép bài, học bài và làm bài tập đầy đủ.

Kính mong các thầy cô cho em nghỉ buổi học này!

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày 20 tháng 2 năm 2023 

Chữ Ký Của Phụ Huynh Học Sinh                                               Người làm đơn

                                                                                                     Nguyễn Văn Anh 

PHẦN ĐỌC MỞ RỘNG

Câu 1: Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học. 

BÀI 24: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Giải nhanh:

Vợ của Albert Einstein thường khuyên ông phải ăn vận cho chỉn chu hơn khi tới chỗ làm. Ông sẽ luôn phản bác lại rằng:

- “Tại sao nhỉ? Mọi người ở đó đều biết tôi mà”.

Khi Einstein tới dự một cuộc họp lớn, bà lại nài nỉ ông hãy mặc những bộ đồ đẹp đẽ hơn. Ông lại bảo:

- "Tại sao chứ? Ở đấy có ai biết tôi đâu!"

Người ta thường yêu cầu Albert Einstein giải thích thuyết tương đối. Ông phân trần:

- "Bạn giơ tay trên bếp lò, một phút dài như một giờ. Bạn ngồi với một cô nàng xinh đẹp, một giờ chỉ như một phút. Ấy chính là sự tương đối!”

Đề bài:

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu. 

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện:BÀI 24: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Tác giả: BÀI 24: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Ngày đọc: BÀI 24: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Tên nhà khoa học: BÀI 24: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Phát minh hoặc đóng góp của nhà khoa học: BÀI 24: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Mức độc yêu thích: 

Giải nhanh:

- Tên câu chuyện: Học sinh tự điền tên câu chuyện mà mình muốn đọc

- Tên tác giả: Học sinh tự điền 

- Ngày đọc: 20/2/2023

- Tên nhà khoa học: Albert Einstein

- Phát minh hoặc đóng góp của nhà khoa học: Người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột còn lại là cơ học lượng tử).

- Mức độ yêu thích: 5* 

Câu 3: Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh được nêu trong câu chuyện em đã đọc. 

Giải nhanh:

Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916, năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ. Cùng với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không tuyệt đối.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác