Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 Kết nối bài 27 Nếu em có một khu vườn
Giải dễ hiểu Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 Kết nối bài 27 Nếu em có một khu vườn. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 27: NẾU EM CÓ MỘT KHU VƯỜN
Từ ngữ
Câu hỏi: Sử dụng từ điển để tìm nghĩa của các tử: xế trưa, phơn phớt, nhao nhác, sực tỉnh.
Giải nhanh:
- xế trưa: Khoảng thời gian quá trưa, gần chuyển sang chiều
- phơn phớt: 1. Hơi thoáng có màu, rất nhạt. 2. Qua loa, đại khái
- nhao nhác: Hỗn loạn, toán loạn, đầy vẻ hoảng sợ
- sực tỉnh: Bỗng thức giấc
PHẦN ĐỌC
Bài đọc: Nếu em có một khu vườn - Trương Huỳnh Như Trân
Câu 1: Trong khu vườn mơ ước, bạn nhỏ muốn trồng cây mít để làm gì?
Giải nhanh:
Làm một bầu trâu chia cho các bạn. Mỗi chiều, chiếc lá mít sẽ thành chong chóng để gió thổi lồng lộng khi bản nhỏ chạy. Bạn sẽ xâu những chiếc lá vàng, lá đỏ thành vòng lá, đội lên đầu để hóa thành công chúa.
Câu 2: Ghép tên cây, hoa, lá trong khu vườn tưởng tượng với đặc điểm của nó.
Giải nhanh:
- lá me: non, vị chua
- hoa anh đào: bé xíu, trắng muốt
- những khóm hoa dại: phơn phớt hồng, phơn phớt tím, thoang thoảng hương
Câu 3: Em thích hình ảnh loài cây nào nhất trong khu vườn mơ ước của bạn nhỏ?
Giải nhanh:
Em thích hình ảnh loài cây anh đào nhất trong khu vườn mơ ước của bạn nhỏ.
Câu 4: Vì sao khu vườn hiện ra rất sống động trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Vì bạn nhỏ có trí tưởng tượng rất phong phú.
B. Vì bạn nhỏ đã có trải nghiệm về một khu vườn ở quê.
C. Vì bạn nhỏ rất yêu cây cỏ.
Giải nhanh:
Khu vườn hiện ra rất sống động trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ là vì các bạn đều có trí tưởng tượng phong phú, các bạn nhỏ đã có trải nghiệm về khu vườn ở quê với người thân và các bạn nhỏ rất yêu cây cỏ.
PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Dấu gạch ngang
Câu 1: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn dưới đây:
a. Dưới đây là một số loài được cho là lớn nhất trong thế giới động vật:
- Cá voi xanh.
- Voi Châu Phi.
- Hươu cao cổ.
- Lạc đà một bướu.
b. Năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Mình.
c. Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:
- Sao lại gọi là hoa chiều tàn?
- Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.
- Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết!
Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp:
- Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung.
(Theo Trần Đức Tiến)
Giải nhanh:
a. Dùng để liệt kê sự vật, hiện tượng
b. Nối các từ nằm trong một liên danh.
c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Câu 2: Nêu công dụng của đấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau:
a. Để trồng cây trong chậu, em hãy làm theo các bước sau:
- Chuẩn bị đất, cho một phần đất vào chậu.
- Dùng xẻng nhỏ xới đất cho đất tơi xốp.
- Đặt cây vào chậu, cho nốt phần đất còn lại, dùng tay ấn nhẹ đất cho chắc gốc cây.
- Tưới một chút nước vào gốc cây cho đất ẩm và gốc cây chắc hơn.
b. Chương trình học bổng “Vì mái trường xanh” đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
Giải nhanh:
a. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
b. Nối các từ nằm trong một liên danh
Câu 3: Dấu câu nào có thể thay cho các bông hoa dưới đây? Nêu công dụng của dấu câu đó.
a. Nhạc sĩ Hoàng Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội * Huế * Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.
b. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:
* Làm khung diều.
* Đo và cắt áo diều.
* Ráp các bộ phận của diều.
Giải nhanh:
a. Nhạc sĩ Hoàng Vân đã phổ nhạc cho bài thơ Hà Nội, Huế, Sài Gòn của nhà thơ Lê Nguyên.
=> Dấu phẩy dùng để liệt kê địa danh.
b. Để làm một con diều giấy, chúng ta phải thực hiện 3 bước:
- Làm khung diều.
- Đo và cắt áo diều.
- Ráp các bộ phận của diều.
=> Dấu gạch ngang dùng để liệt kê các bước làm diều giấy.
PHẦN VIẾT
Luyện viết đoạn văn miêu tả con vật
Câu 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Đoạn 1:
Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh xanh như hạt ngọc. Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống, thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn.
(Theo Vũ Tú Nam)
Đoạn 2:
Rô ron bám theo vây rô mẹ, tung tăng len lỏi quanh các nhánh cây, rễ cỏ ngập nước. Nó nô nghịch như một đứa trẻ hiếu động. Khi thì nó ngậm một cái rễ cỏ kéo mạnh cho chìm xuống rồi phóng vút qua như một mũi tên. Lúc nó lại ngoi lên như đang chơi trốn tìm, đảo mắt nhìn theo bóng gã chuồn chuồn. Nó tròn miệng thở, làm mặt nước nổi lên một cái bong bóng nhỏ tí xíu như hạt ngọc trong suốt trên mặt nước.
(Theo Nguyễn Văn Chương)
Đoạn 3:
Cái vòi của voi con thật kì lạ. Gần như không có việc gì mà chú không dùng đến vòi. Chú dùng vòi để thở, để nhận biết lá lành hay lá độc, để phun bụi đất phủ lên lưng vào những trưa nắng, để dò đường và rẽ lối đi trong rừng... Đặc biệt, vòi còn giúp voi con biểu lộ tâm tình: chú đập vòi chan chát xuống đất khi giận dữ, đu đưa vòi khi thoải mái, yên tâm. Nhưng vượt lên tất cả, cái vòi giúp voi con tồn tại: voi con dùng vòi để hít nước khi khát, để bẻ cành và vơ cỏ lên miệng khi ăn...
(Theo Vũ Hùng)
a. Mỗi đoạn văn tả con vật nào?
b. Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì đối với việc miêu tả con vật?
c. Em thích cách miêu tả con vật trong đoạn văn nào? Vì sao?
Giải nhanh:
a. Con ong, cá rô ron và voi con.
b. Làm cho con vật trở nên sinh động và gần gũi hơn và làm cho câu văn trở nên hay hơn đối với việc miêu tả con vật.
c. Em thích cách miêu tả con vật trong đoạn văn 2 vì đoạn văn sử dụng nhiều hình ảnh so sánh khiến cho câu văn hay hơn, hình ảnh trong đoạn văn hiện lên sống động hơn và gây được nhiều ấn tượng hơn.
Câu 2: Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc một đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích.
Giải nhanh:
Bài tham khảo 1:
Con mèo nhà em là một con mèo tam thể rất đẹp. Bộ lông của nó mượt như nhung và có đủ ba màu trắng, vàng, đen. Hai tai nó vểnh lên và luôn động đậy như nghe ngóng mọi động tĩnh ở xung quanh. Hai mắt nó xanh như màu nước. Khi nắng to con ngươi bên trong mắt khép nhỏ lại như sợi tơ đen. Trong bóng tối, hai con ngươi đó sẽ mở to ra để nhìn cho rõ. Mép nó có hai chùm ria dài mọc tỏa ra hai bên. Ria mép này giúp cho mèo có thể đi đêm mà không bị va chạm vào vật gì. Bốn chân mèo có móng sắc nhưng bình thường các móng đó quặp vào và nó đi lại êm như ru, không gây một tiếng động. Cái đuôi nó thật dài và cũng có ba màu trắng vàng đen.
Bài tham khảo 2:
Là một chú gà trưởng thành, toàn thân chú được bao phủ bằng một lớp lông màu vàng rực pha lẫn những chiếc lông màu đen óng ánh như rắc các hạt kim tuyến. Bao quanh cố là một lớp lông mịn và mềm như nhung thẫm. Đôi chân vừa to lại vừa cao được bao bọc bởi một lớp vảy sừng màu vàng sậm. Bộ lông đuôi của chú mới rực rỡ làm sao. Những chiếc lông ba màu: vàng, đen, trắng pha lẫn, dài thượt, cong vút về sau, vừa tạo cho chú một dáng vẻ khỏe khoắn cân đối lại vừa tăng thêm nét bảnh bao của một thanh niên vừa mới lớn.
Bài tham khảo 3:
Con trống tía nhà em chừng độ ba ký rưỡi, nó được liệt vào hạng nhất nhì trong xã. Nhìn nó thật oai vệ. Cả thân hình nó trùm lên một màu đỏ tía pha lẫn những vệt xanh đen bóng mượt. Trên đầu, cái mào đĩa xôi hình bầu đục đỏ như màu cờ, ôm sát lấy đầu. Đấy cũng là một lợi thế của những chàng gà chọi khi giao đấu. Hai con mắt tròn xoe như hai hạt cườm trông vừa lanh lợi vừa điển trai. Cái đuôi nhỏ nhưng dài cong vút về sau, tôn thêm vẻ oai phong của chú. Mỗi lần chú đứng ở thế “tấn”, hai chiếc cánh dang rộng và lông cổ xù ra đẽ lộ lớp da cổ, da ngực đỏ như màu máu. Hai cái chân như hai thanh thép mười hai li, được bọc bằng những miếng vảy sừng vàng óng xếp lại như hình của những chiếc áo giáp. Cách từ bàn chân lên độ ba phân, hai cái cựa chòi ra như hai mũi dao Thái. Cũng chính nhờ hai cái cựa này mà trống tía đã chiến thắng đối phương bằng những miếng võ cực kì điêu luyện.
Bài tham khảo 4:
Chú voi này là voi cỡ vừa, thân hình cao to, được nhốt trong một chiếc chuồng rộng lớn, đủ để nó sinh hoạt và đi lại. Em chỉ dám đứng từ xa mà nhìn vào. Cặp mắt của no to và tròn, cứ chăm chăm nhìn vào những người xung quanh. Cái vòi thun thun to và dài, tưởng chừng như một con đỉa khổng lồ đang ngoe nguẩy trên thân hình to lớn của chú voi này. Thân hình của chú voi không biết nặng bao nhiêu nhưng em có cảm chừng nó như một cái nhà thu nhỏ, đồ sộ, sừng sững. Da của nó rất dày, chắc và bóng nhẫy. Cái ngà voi màu trắng ngà, uốn cong vút lên, chắc chắn. Nó dùng để húc con mồi hoặc húc những vật xung quanh làm cản đường nó.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận