Dễ hiểu giải tiếng Việt 4 Kết nối bài 17 Cây đa quê hương

Giải dễ hiểu bài 17 Cây đa quê hương. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu tiếng Việt 4 kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 17: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

PHẦN ĐỌC

Khởi động: Nói 2-3 câu giới thiệu về quê hương em hoặc địa phương em. Cảnh vật nào ở đó khiến em nhớ nhất? Vì sao?

Giải nhanh: 

Em sinh ra và lớn lên tại Hà Nội - một thành phố tuyệt đẹp. Hà Nội nổi tiếng với những khu phố cổ, những món ăn ngon. Những năm gần đây, em còn thấy rất nhiều tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại mới được xây dựng khiến Hà Nội trông hiện đại hơn nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp cổ kính trước đây của thủ đô. Em rất yêu Hà Nội, quê hương của mình.

Câu 1: Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh nào?

Giải nhanh:

Hình ảnh cây đa.

Câu 2: Cây đa quê hương được tả như thế nào?

Giải nhanh:

Giống như một tòa cổ kính, cành cây hơn cột đình, đỉnh chót vót giữa trời xanh, rễ cây nổi lên mặt đất..…

Câu 3: Vì sao tác giả gọi cây đa quê mình là cây đa nghìn năm?

Giải nhanh:

Vì cây đa đã có từ rất lâu đời, gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu người.

Câu 4: Cây đa quê hương đã gắn bó với tuổi thơ của tác giả như thế nào?

Giải nhanh:

Chiều chiều, chúng rôi ra ngồi gốc đa hóng mát.…

Câu 5: Những chi tiết, hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng đối với em? Vì sao? 

Giải nhanh:

Hình ảnh buổi chiều trong đoạn cuối gây ấn tượng với em vì nó thể hiện sự yên bình và êm ả của vùng quê Việt Nam. 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Xếp các trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn vào nhóm thích hợp.

Chỉ nơi chốn

Chỉ thời gian

Chỉ phương tiện

a, Ngày xưa, ở vùng sông nước miền Tây, những chiếc cầu tre trở thành hình ảnh thân thuộc, tô điểm thêm cho nét đẹp làng quê. Bằng vài cây tre già, người ta đã làm thành những cây cầu bắc qua kênh rạch nhỏ, đôi bờ không còn ngăn cách.

( Theo Lê Quang Huy)

b, Từ lâu, chiếc nón lá là hình ảnh thân thuộc với quê hương Việt Nam, gắn liền với hình ảnh người mẹ, người chị tảo tần, đảm đang. Với chiếc nón lá, vẻ đẹp hồn hậu, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam càng được tôn lên.

( Theo Hạ Mi)

Giải nhanh:

Chỉ nơi chốn: ở vùng sông nước miền Tây, 

Chỉ thời gian: Ngày xưa, Từ lâu

Chỉ phương tiện: Bằng vài cây tre già, với chiếc nón lá      

Câu 2: Đặt câu hỏi cho trạng ngữ chỉ phương tiện của mỗi câu dưới đây:

a, Bằng lá cọ non phơi khô, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa.

b, Với những chiếc khăn piêu kết hợp độc đáo giữa màu sắc và hoa văn, các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo, đảm đang của mình.

c, Bằng một số ống tre, nứa thô sơ, người dân Tây Nguyên đã làm ra cây đàn t'rưng có âm thanh thánh thót như tiếng chim hót, tiếng suối reo....

Giải nhanh:

a, Bằng cái gì mà người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa?

b, Các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo, đảm đang của mình với cái gì?

c, Bằng cái gì mà người dân Tây Nguyên đã làm ra cây đàn t'rưng có âm thanh thánh thót như tiếng chim hót, tiếng suối reo...?

Câu 3: Theo em, trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung thông tin gì cho câu?

Giải nhanh:

Theo em, trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung thông tin về mặt phương tiện thực hiện hoạt độngn được nói đến trong câu.

Câu 4: Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn thành các câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.

a, Bằng ..... , chuồn chuồn bay lượn khắp đó đây.

b,  Với ....., chim gõ kiến có thể đục thủng bất kì thân cây nào.

c, Bằng ......, voi có thể dễ dàng kéo lá cây, cành cây từ trên cao xuống.

Giải nhanh:

a, đôi cánh của mình,

b, cái mỏ của mình.

c, chiếc vòi của mình.

VIẾT

Câu 1: Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu:

Bài đọc: Cây sim - Băng Sơn

(SGK Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức bài 1)

a, Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

b, Mở bài giới thiệu gì về những cây sim.

c, Cây sim được miêu tả như thế nào ở phần thân bài…

d, Phần kết bài nói về điều gì? Tình cảm của người viết đối với cây sim được thể hiện qua chi tiết nào?

Giải nhanh:

a, Mở bài: Đoạn văn đầu

Thân bài: Từ Nếu hoa đến... vườn nào

Kết bài: Đoạn văn cuối

b, Phần mở bài giới thiệu về nguồn gốc và nơi chúng sinh trưởng và phát triển.

c, Cây sim được miêu tả theo đặc điểm của hoa là quả sim.

Bộ phận 

Đặc điểm được tả

Từ ngữ miêu tả

Hoa sim

Màu săc

Tím nhạt, phơn phớt như má con gái

Hương vị


Không thơm,….

 

Nét riêng

Tươi non như một niềm vui cứ làn tỏa làm cho sườn đồi sỏi đá cũng thêm đáng yêu, đáng mến

Quả sim

Hình dáng

Giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy,…..

Hương vị

Ngọt lịm,….

Màu sắc

Tím thẫm,…..

d, Phần kết bài nói về kỉ niệm của tác giả về cây sim. Tình cảm của người viết đối với cây sim được thể hiện qua chi tiết : tìm thấy bụi sim, hái quả chín ăn đúng là bắt được thứ của trời cho, đầy ngon lành, hứng thú về nhà vẫn còn nhớ mãi.

Câu 2: Trao đổi về cách viết bài văn miêu tả cây cối.

Giải nhanh:

1. Mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời kì phát triển.

Bài văn tả cây cối thường có 3 phần:

  • Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây ( tên cây, nơi cây mọc,...)

  • Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

  • Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người với cây.

2. Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng.

Câu 3: Tìm đọc các bài văn miêu tả cây cối. Ghi lại những câu văn hay mà em muốn học tập.

Giải nhanh:

Cây trám đen

Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xòe tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.

Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt.

Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.

Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Ca quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.

Theo Vi Hồng, Hồ Thùy Giang

Các câu văn hay như:

  • Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn.
  • Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác