Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 17 Cây đa quê hương

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 17 Cây đa quê hương - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài văn nói về cái gì?

  • A. Tuổi thơ của tác giả
  • B. Cánh đồng lúa, đàn trâu.
  • C. Cây đa.
  • D. Quê hương của tác giả

Câu 2: Cây đa quê hương tác giả có gì đặc biệt?

  • A. Cây đa không có tên chính thức
  • B. Cây đa mang tên chung rất đỗi thân thuộc: cây đa quê hương
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 3: Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?

  • A. Cây đa nghìn năm.
  • B. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.
  • C. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời ấu thơ của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.
  • D. Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.

Câu 4: Rễ của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào?

  • A. Nổi lên mặt đất như những con rắn hổ mang.
  • B. Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ.
  • C. Như những con rắn hổ mang giận dữ.
  • D. Như bắp chân người lớn

Câu 5: Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?

  • A. Cành cây lớn hơn cột đình.
  • B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài.
  • C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.
  • D. Đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.

Câu 6: Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (M1 – 0.5)

  • A. Ngồi dưới gốc đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng.
  • B. Đàn trâu lững thững ra về.
  • C. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều…..
  • D. Cả A, B và C.

Câu 7: Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa:

  • a. Lững thững – nặng nề
  • b. Yên lặng – ồn ào
  • c. Cổ kính – chót vót
  • D. rì rào - vội vã

Câu 8: Bài văn trên có bao nhiêu hình ảnh so sánh?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 9: Tác giả miêu tả cành cây đa như thế nào?

  • A. Cành cây lớn hơn cột đình
  • B. Cành cây khẳng khiu trụi lá
  • C. Cành cây có rất nhiều lá non mơn mởn
  • D. Cành cây trơ trọi giữa trời đông giá rét

Câu 10: Trong vòm lá cây có điều gì?

  • A. Có những chú sâu tinh nghịch
  • B. Có những chú chim đang hót
  • C. Khi gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, tưởng như có ai cười nói
  • D. Khi ánh nắng mặt trời xuyên quá những tán lá xanh mướt, trông thật lấp lánh

Câu 11: Cây đa quê hương được tả về những bộ phận nào?

  • A. cành cây, thân cây, ngọn cây, vòm lá, rễ cây
  • B. cành cây, rễ cây, gốc cây, hoa, quả
  • C. cành cây, thân cây, ngọn cây, rễ cây
  • D. cành cây, ngọn cây, hoa, quả, gốc cây

Câu 12: Tác giả gọi cây đa quê mình là gì?

  • A. cây đa cổ thụ
  • B. cây đa nghìn năm
  • C. cây đa khổng lồ
  • D. cây đa vĩ đại

Câu 13: Cây đa quê hương đã gắn bó với tuổi thơ của tác giả như thế nào?

  • A. Chiều chiều, tác giả cùng người dân ra ngồi gốc đa hóng mát
  • B. Cây đa là chứng nhân lịch sử, chứng kiến mọi thăng trầm của quê hương
  • C. Cây đa là bạn của người dân trong làng
  • D. Cây đa là một loài cây bình thường, không có gì đặc biệt

Câu 14: Qua bài văn, tác giả đã bày tỏ tình cảm gì với cây đa quê hương?

  • A. Sự yêu mến
  • B. Sự nhớ nhung
  • C. Sự mong mỏi
  • D. Sự hoài niệm

Câu 15: Câu: “Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.” thuộc mẫu câu nào?

  • A. Ai - là gì?                
  • B. Ai - làm gì?                     
  • C. Ai - thế nào?
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác