Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 3 Viết: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 3 Viết: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn văn là gì? 

  • A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  • B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. 
  • C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  • D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 2: Khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết, người viết cần làm gì?

  • A. Giới thiệu người đó.
  • B. Thể hiện sự gần gũi, thân thiết với người đó.
  • C. A, B đều không đúng.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 3: Câu mở đầu của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết là gì?

  • A. Nêu nội dung câu chuyện của mình với người đó.
  • B. Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về người đó.
  • C. Giới thiệu người gần gũi, thân thiết.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết cần trình bày điều gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện với người gần gũi, thân thiết.
  • B. Kể lời nói, việc làm… thể hiện sự gần gũi, thân thiết.
  • C. Miêu tả đặc điểm của người gần gũi, thân thiết.
  • D. Kể tên các việc người gần gũi, thân thiết đã làm cho mình.

Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết là gì?

  • A. Khẳng định lại ý nghĩa của từng sự việc.
  • B. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  • D. Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết.

Câu 6: Em có thể giới thiệu những gì về người gần gũi, thân thiết với mình?

  • A. Tên.
  • B. Mối quan hệ với em.
  • C. Ngoại hình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Với yêu cầu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người gần gũi, thân thiết cần làm gì ở phần triển khai?

  • A. Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người đó với em.
  • B. Kể những việc làm thể hiện tình cảm, sự chăm sóc của em với người đó.
  • C. Bày tỏ cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc và khi làm những việc thể hiện tình cảm với người đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Với yêu cầu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người gần gũi, thân thiết, em có thể nêu gì ở phần kết?

  • A. Giới thiệu được người gần gũi, thân thiết.
  • B. Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người đó với em.
  • C. Bày tỏ cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc và khi làm những việc thể hiện tình cảm với người đó.
  • D. Nói lên mong ước của em cho người đó.

Câu 9: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là gì?

  • A. Cần giới thiệu được đối tượng muốn nói tới.
  • B. Cần thể hiện được tình cảm, cảm xúc của em.
  • C. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Ý nào sau đây là đúng?

  • A. Phần mở đầu của đoạn văn nêu cảm xúc về một người là kể về những gì người đó đã làm cho em.
  • B. Phần triển khai của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là giới thiệu người em muốn bày tỏ cảm xúc với họ.
  • C. Phần kết thúc của đoạn văn nêu cảm xúc, tình cảm với một người thân thiết là khẳng định lại tình cảm của mình với người đó.
  • D. Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã trải qua.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Mẹ của em là một người phụ nữ tuyệt vời. Năm nay, mẹ đã gần bốn mươi tuổi nhưng mẹ vẫn đẹp lắm. Với thân hình cao ráo, cân đối, và mái tóc đen dài óng mượt, lúc nào trông mẹ cũng thật là thanh lịch. Đặc biệt, mẹ có nụ cười rất duyên dáng, đẹp như là mẫu ảnh. Là một y tá ở trạm xá, công việc của mẹ thường rất bận rộn. Dù vậy, mẹ vẫn luôn dành thời gian để chăm lo cho gia đình. Từ dọn dẹp, cơm nước, đến dạy em đều do mẹ cáng đáng. Trong mắt em, mẹ lúc nào cũng như một siêu anh hùng vĩ đại, có thể làm tất cả mọi thứ. Nhưng em cũng hiểu, mẹ làm được như vậy chính bởi vì tình thương bao la bên trong con người nhỏ bé ấy. Em sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt và chăm chỉ hơn nữa, để có thể giúp mẹ nhiều hơn.

(Nguồn: Internet)

Câu 11: Câu văn mở đầu khẳng định điều gì?

  • A. Khẳng định mẹ của bạn nhỏ là người phụ nữ tuyệt vời.
  • B. Khẳng định mẹ là người gần gũi nhất với bạn nhỏ.
  • C. Khẳng định mẹ là người bạn nhỏ yêu nhất.
  • D. Khẳng định mẹ là người yêu bạn nhỏ nhất nhà.

Câu 12: Tìm những việc làm tiêu biểu thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ với mẹ?

  • A. Mẹ vẫn luôn dành thời gian để chăm lo cho gia đình. Từ dọn dẹp, cơm nước, đến dạy em đều do mẹ cáng đáng. 
  • B. Trong mắt em, mẹ lúc nào cũng như một siêu anh hùng vĩ đại, có thể làm tất cả mọi thứ.
  • C. Mẹ làm được như vậy chính bởi vì tình thương bao la bên trong con người nhỏ bé ấy.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?

  • A. Bày tỏ cảm xúc, tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ mình.
  • B. Thể hiện được tình cảm, ước mong của bạn nhỏ dành cho mẹ.
  • C. Suy nghĩ của bạn nhỏ về những việc đã trải qua.
  • D. Không có đáp án đúng.

Câu 14: Đối tượng của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là gì?

  • A. Con người.
  • B. Động vật.
  • C. Các sự vật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác