Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 28 Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 28: Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có mấy cách mở bài cơ bản?

  • A. 1.
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 2: Đó là những cách mở bài nào?

  • A. Mở bài trực tiếp.
  • B. Mở bài gián tiếp.
  • C. Đáp án A và B.
  • D. Mở bài theo cách quy nạp.

Câu 3: Các mở bài sau trực tiếp là mở bài như thế nào?

  • A. Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu.
  • B. Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả bài văn.
  • C. Nếu cảm nghĩ của mình về con vật dẫn dắt đến đối tượng được miêu tả trong bài văn.
  • D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 4: Mở bài gián tiếp giới thiệu con vật được tả theo cách nào?

  • A. Giới thiệu đối tượng được tả bài văn ở câu mở đầu.
  • B. Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn.
  • C. Nêu cảm nghĩ của mình về con vật dẫn dắt đến đối tượng được miêu tả trong bài văn.
  • D. Nêu tình cảm của mình đối với con vật.

Câu 5: Có mấy kiểu kết bài cơ bản?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 6: Đó là những kiểu nào?

  • A. Kết bài mở rộng.
  • B. Kết bài không mở rộng.
  • C. Cả A và B.
  • D. Kết bài nêu lên hiểu biết về chủ đề.

Câu 7: Kết bài mở rộng là gì?

  • A. Kết bài bằng bằng một số câu nêu lên cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng…của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
  • B. Kết thúc bằng 1 câu nêu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 8: Kết bài không mở rộng là gì?

 

  • A. Kết bài bằng bằng một số câu nêu lên cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng…của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
  • B. Kết thúc bằng 1 câu nêu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 9: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật thân bài gồm những gì?

 

  • A. Tả hình dáng con vật.
  • B. Tả tính tình, hoạt động của con vật.
  • C. Nêu ích lợi của con vật
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 10: Em hãy sắp xếp các ý sau để được dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật:

Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật.

  1. Kết bài

- Giới thiệu về con vật định tả

- Con vật gần gũi với cuộc sống của con, được con yêu quý như thế nào?

- Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài; hoạt động riêng, bất ngờ, khác với những con vật cùng loài)

  1. Mở bài
  2. Thân bài
  • A. 1; 2; 3.
  • B. 2; 3; 1.
  • C. 2; 1; 3.
  • D. 1; 3; 2.

Câu 11: Đâu là chi tiết con có thể sử dụng khi miêu tả đặc điểm hoạt động của một chú chó?

  • A. Cứ mỗi sáng sớm, chú ta lại nhảy lên một cái gò cao rồi cất tiếng gáy đầy kiêu hãnh báo hiệu một ngày mới đến.
  • B. Mi Mi là một tay săn chuột thiên tài, đôi tay, bộ râu, chiếc mũi của chú sinh ra dường như là để phát hiện ra lũ chuột.
  • C. Đêm đến, Micky sẽ là người dũng sĩ quả cảm canh giấc ngủ cho cả nhà.
  • D. Gà mái ta có bộ lông vàng óng.

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi.

        Mèo nhà bà vừa sinh một đàn mèo con. Thấy em thích quá, mẹ đã xin bà một chú đem về nhà nuôi. Em đã đặt tên cho chú là Bún.

        Bún là một chú mèo đực, hiện gần hai tháng tuổi. Chú nhỏ xíu, có thể nằm trọn trong bàn tay của bố. Bộ lông của chú chưa dày và dài được như mẹ nhưng vẫn mềm mượt lắm. Mẹ bảo vì chưa thay lông nên Bún mới có bộ lông màu vàng nhạt như thế, chờ khi lớn thì sẽ đổi thành màu cam. Từ ngày có Bún, em chăm chỉ chăm sóc và đút sữa cho chú, nên chú quấn lắm. Chú cứ muốn nằm trong lòng em, ngửa cái bụng tròn như cái trống lên trời. Bốn cái chân chổng lên duỗi duỗi khoe phần thịt lót hồng nhạt. Cái đầu tròn như thì ngoẹo sang một bên, đôi mắt xanh chớp chớp, cái mũi nhỏ củng củng rồi cất tiếng meo meo siêu đáng yêu. Đến cả cái lưỡi hồng, mấy cái răng tí hon của chú em cũng thấy đáng yêu nốt. Chỉ cần được bồng Bún, thơm lên đầu rồi bụng rồi bàn chân bún là em cảm thấy bao mệt nhọc tan hết.

       Tuy nhiên, em vẫn có chút buồn là Bún không cho em được chạm vào đuôi của chú. Mẹ bảo đó là chú vẫn còn cảnh giác đấy. Điều đó khiến em càng thêm quyết tâm yêu thương Bún hơn nữa để trở thành người thân chú nhất nhà. Chắc chắn, em sẽ nuôi chú thành chú mèo khỏe mạnh và to lớn nhất khu nhà mình.

Câu 12: Bài văn trên gồm có mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 13: Nội dung của bài văn trên miêu tả con gì?

  • A. Mèo.
  • B. Chó.
  • C. Gà.
  • D. Thỏ.

Câu 14: Phần mở bài của đoạn văn trên có tác dụng gì?

  • A. Giới thiệu đàn mèo nhà bà
  • B. Miêu tả con mèo nhà bà.
  • C. Tả tính tình con mèo nhà bà..
  • D. Nêu cảm nghĩ về đàn mèo nhà bà.

Câu 15: Những lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật là gì?

  • A. Đảm bảo cấu trúc ba phần
  • B. Chữ viết sạch đẹp đúng chính tả
  • C. Xác định đúng đối tượng viết để tránh lạc đề
  • D. Tất cả các đáp án trên

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác