Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 23 Viết: Tìm hiểu cách viết đơn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 23 Viết: Tìm hiểu cách viét đơn - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một mẫu đơn đúng quy định bao gồm có mấy phần?

  • A. Bảy phần, gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ, lời chào thăm hỏi, nơi và ngày viết đơn, tên của đơn, nơi nhận đơn, nội dung đơn, chữ ký và họ tên của người viết đơn ở cuối đơn.
  • B. Sáu phần, gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ, nơi và ngày viết đơn, tên của đơn, nơi nhận đơn, nội dung đơn, chữ ký và họ tên của người viết đơn ở cuối đơn.
  • C. Năm phần, gồm nơi và ngày viết đơn, tên của đơn, nơi nhận đơn, nội dung đơn, chữ ký và họ tên của người viết đơn ở cuối đơn.
  • D. Bốn phần, gồm tên của đơn, nơi nhận đơn, nội dung đơn, chữ ký và họ tên của người viết đơn ở cuối đơn.

Câu 2: Quốc hiệu, tiêu ngữ là gì?

  • A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  • B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • C. Độc lập – tự do – hạnh phúc
  • D. Việt Nam dân chủ cộng hòa

Câu 3: Phần sau đây thuộc nội dung nào của đơn?

Người làm đơn

Lan

Nguyễn Ngọc Lan

  • A. Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • B. Nơi và ngày đơn
  • C. Nơi nhận đơn
  • D. Chữ kí và họ tên của người viết đơn

Câu 4: Khi em bị mất chiếc xe đạp, em cần viết mẫu đơn gì để báo lên công an

  • A. Đơn ra lệnh cho Công an phường  tìm lại cho gia đình chiếc xe đạp bị mất cắp
  • B. Đơn khẩn cầu Công an phường  tìm lại cho gia đình chiếc xe đạp bị mất cắp
  • C. Đơn đề nghị Công an phường tìm lại cho gia đình chiếc xe đạp bị mất cắp
  • D. Tất cả các đơn trên đều được

Câu 5: Các trường hợp nào dưới đây không cần tới viết đơn.

  • A. Khi em chuyển trường
  • B. Khi em muốn vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
  • C. Khi em bị ốm nằm viện, không thể tới trường
  • D. Em thay mặt nhóm báo cáo nội dung thảo luận nhóm với cô giáo.

Câu 6: Khi nào cần tới viết đơn?

  • A. Em mắc lỗi lớn với thầy giáo, muốn xin được thầy tha lỗi
  • B. Em nhặt được chiếc cặp của bạn bỏ rơi ở trường
  • C. Em bị ốm, không đến lớp được
  • D. Có vụ án đánh nhau, em là người được chứng kiến

Câu 7: Cho tình huống: Gia đình em chuyển chỗ, em muốn được học tiếp ở chỗ mới đến. Khi viết đơn, em sẽ gửi cho ai?

  • A. Thầy cô giáo chủ nhiệm
  • B. Ban giám hiệu nhà trường
  • C. Uỷ ban nhân dân phường, xã
  • D. Công an phường (xã)

Câu 8: Trường hợp nào đưới đây không cần viết đơn?

  • A. Xin phép nghỉ học
  • B. Xin học nghề
  • C. Xin miễn giảm học phí
  • D. Tổng kết thành tích thi đua trong tháng

Câu 9: Cần phải trình bày đơn như thế nào cho hợp lý?

  • A. Trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sửa theo một số mục nhất định
  • B. Cần có những nội dung bắt buộc trong đơn: Đơn gửi ai, ai gửi, gửi với mục đích gì?
  • C. Không viết sơ sài, tối nghĩa, viết úp mở, dài dòng
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Các mục vô cùng quan trọng không thể thiếu trong đơn là?

  • A. Quốc hiệu, tên người gửi, tên đơn
  • B. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì
  • C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng
  • D. Quốc hiệu, tên đơn, lí do gửi

Câu 11: Trong các tình huống sau, những tình huống nào không cần phải viết đơn?

  • A. Em bị ốm và muốn cô giáo cho em nghỉ học.
  • B. Em muốn được tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hóa quận.
  • C. Em muốn kể cho mẹ nghe một câu chuyện thú vị ở lớp.
  • D. Lớp em có một số bàn bị hỏng và em muốn Nhà trường sửa chữa cho lớp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác