Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 16 Trước ngày xa quê

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 16: Trước ngày xa quê - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhân vật chính của câu chuyện là

  • A. Tôi
  • B. Cậu bé
  • C. An
  • D. Anh trai

Câu 2: Đâu là tác giả của câu chuyện "Trước ngày xa quê"?

  • A. Võ Quảng
  • B. Kim Lân
  • C. Kao Sơn
  • D. Thạch Lam

Câu 3: Từ "nghịch ngợm" có nghĩa là 

  • A. Hay nghịch, thích nghịch
  • B. Nghịch đến một mức độ không thể chịu đựng được
  • C. Phá hoại, làm hư hỏng
  • D. Ngoan ngoãn, chịu khó

Câu 4: Từ "gồ ghề" có nghĩa là

  • A. mấp mô, lồi lõm
  • B. có nhiều chỗ nhô cao lên một cách không đều trên bề mặt
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 5: Bố bạn nhỏ đã quyết định điều gì

  • A. Cho bạn nhỏ về quê
  • B. Cho bạn nhỏ lên thành phố học
  • C. Chuyển trường cho bạn nhỏ
  • D. Cho bạn nhỏ đi du lịch khi nghỉ hè

Câu 6: Khi nghe bố nói phải lên thành phố học, bạn nhỏ có cảm xúc gì

  • A. Vui mừng, háo hức, chuẩn bị đồ đạc để lên thành phố
  • B. Òa khóc như khi bị đòn oan
  • C. Hạnh phúc, vui sướng khi được sống trong một môi trường mới
  • D. Không có cảm xúc gì đặc biệt

Câu 7: Trong câu: "Tôi òa khóc như khi bị đòn oan", tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào

  • A. Nhân hóa
  • B. Điệp ngữ
  • C. So sánh
  • D. Ẩn dụ

Câu 8: Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn có gì đặc biệt?

  • A. Khác hẳn mọi khi, chúng tôi chẳng mấy đứa cười đùa, kẹo cũng chẳng ăn
  • B. Thầy đến bên lau nước mắt cho nhân vật tôi, xoa đầu cậu bé và cúi xuống nắm lấy hai bàn tay cậu bé: "Bao giờ nghỉ hè, em sẽ lại được về đây chơi với thầy và các bạn". 
  • C. Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn kéo dài mãi đến khi trời tối mịt.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Ở thành phố nơi bạn nhỏ sắp đến có những gì?

  • A. Có những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát
  • B. Có những ngọn núi cao ngất trời
  • C. Có những chiếc xe sang trọng phóng vun vút trên đường
  • D. Có những bãi biển tuyệt đẹp

Câu 10: Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí của bạn nhỏ như thế nào trước ngày xa quê?

  • A. Con đường làng gồ ghề
  • B. Vàng óng rơm mùa gặt
  • C. Những lùm cây giấu đầy quả ổi, quả mâm xôi chín mọng. 
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Bạn nhỏ cảm thấy như thế nào khi phải xa quê

  • A. Nước mắt ứa ra
  • B. Không thích đi
  • C. Chỉ muốn được ở quê giữa các bạn và thầy giáo
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Những động từ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ trong bài 

  • A. vui mừng, phấn khởi
  • B. hạnh phúc, hân hoan
  • C. òa khóc, ngẩn ngơ, không thích
  • D. buồn bã, chán nản, không vui

Câu 13: Tìm những từ láy trong đoạn văn sau:

"Trong khi thầy giáo ngồi nói chuyện với bố mẹ tôi, chúng tôi thầm nhắc lại những trò nghịch ngợm vừa qua và ngẩn ngơ hỏi nhau thành phố nơi tôi sắp đến như thế nào, có giống quê mình không,... Tôi biết nơi đó có những chiếc xe sang trọng phóng vun vút trên đường nhựa phẳng lì. Nhưng nơi ấy thật xa lạ. Quê tôi ở đây, con đường làng gồ ghề, vàng óng rơm mùa gặt, những lùm cây giấu đầy quả ổi, quả mâm xôi chín mọng".

  1. A. sang trọng, phẳng lì, xa lạ, chín mọng
  2. B. nghịch ngợm, ngẩn ngơ, vun vút, gồ ghề
  3. C. nghịch ngợm, sang trọng, phẳng lì, vàng óng
  4. D. xa lạ, gồ ghề, vàng óng, chín mọng

Câu 14: Chi tiết "Thầy giáo đến bên lau nước mắt cho tôi, xoa đầu tôi và cúi xuống nắm lấy hai bàn tay tôi: Bao giờ nghỉ hè, em sẽ lại được về đây chơi với thầy và các bạn" thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện tình yêu thương sâu sắc, sự ân cần, quan tâm của thầy giáo đối với bạn nhỏ
  • B. Là sự an ủi, động viên bạn nhỏ giúp bạn quên đi nỗi buồn khi phải xa thầy, xa bạn
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 15: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua câu chuyện

  • A. Quê hương là một thứ gì đó gần gũi đến kì lạ
  • B. Sống ở thành phố thích hơn nông thôn
  • C. Cần phải từ bỏ những thứ cũ kĩ, lạc hậu để học hỏi cái mới
  • D. Nông thôn là nơi kém phát triển vì vậy phải lên thành phố để thay đổi

Câu 16: Qua câu chuyện, chúng ta học được bài học gì?

  • A. Phải biết kính thầy, yêu bạn
  • B. Vô lễ với thầy cô, không tôn trọng các bạn
  • C. Thầy cô và bạn bè không phải là người thân nên không cần bận tâm
  • D. Lãng quên bạn bè, thầy cô đã gắn bó và dạy bảo mình khi lên thành phố

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác