Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng việt 4 kết nối cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cuối học kì 2 đề số 1 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài văn Cây đa quê hương nói về cái gì?

  • A. Tuổi thơ của tác giả
  • B. Cánh đồng lúa, đàn trâu.
  • C. Cây đa.
  • D. Quê hương của tác giả

Câu 2: Trong các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa:

  • A. Lững thững - nặng nề
  • B. Yên lặng - ồn ào
  • C. Cổ kính - chót vót
  • D. rì rào - vội vã

Câu 3: Trạng ngữ chỉ phương tiện dùng để làm gì?

  • A. Bổ sung thông tin về nguyên nhân diễn ra hoạt động được nói đến trong câu
  • B. Bổ sung thông tin về phương tiện thực hiện hoạt động được nói đến trong câu
  • C. Bổ sung thông tin về mục đích thực hiện hoạt động được nói đến trong câu
  • D. Bổ sung thông tin về địa điểm thực hiện hoạt động được nói đến trong câu

Câu 4: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị.
  • B. Theo vị trí của chúng trong câu.
  • C. Theo mục đích nói của câu.
  • D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.

Câu 5: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

  • A. Một phần là phần mở bài
  • B. Hai phần là mở bài và thân bài
  • C. Ba phần là mở bài, thân bài và kết bài
  • D. Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút

Câu 6: Bày tỏ ấn tượng, cảm xúc của người về cây cối được miêu tả có thể nằm ở phần nào?

  • A. Mở bài.
  • B. Thân bài.
  • C. Kết bài.
  • D. Mở đoạn.

Câu 7: Tác giả của bài thơ "Bước mùa xuân" là ai?

  • A. Nguyễn Bính
  • B. Nguyễn Khuyến
  • C. Nguyễn Cảnh
  • D. Nguyễn Bao

Câu 8: Trong khổ thơ đầu bài Đi hội chùa Hương, khung cảnh mùa xuân hiện lên như thế nào?

  • A. Rất đẹp và thơ mộng
  • B. Hạnh phúc
  • C. Buồn bã
  • D. Mới mẻ

Câu 9: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?

  • A. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”
  • B. Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.    
  • C. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
  • D. Chỉ cái thứ "mặt sắt" mà "ngây vì tình" ấy quả không lấy gì làm đẹp.

Câu 10: Trong văn bản Chiều ngoại ô, cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào? 

  • A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp.
  • B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.
  • C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.
  • D. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn.

Câu 11: Theo nội dung bài Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô, tên của khu bảo tồn được đặt tên theo?

  • A. Tên của một hòn đảo ở Ngô-rông-gô-rô
  • B. Tên của một công trình kiến trúc ở Ngô-rông-gô-rô
  • C. Tên của miệng núi lửa Ngô-rông-gô-rô
  • D. Tên một nhà chính trị của Ngô-rông-gô-rô

Câu 12: Nội dung chính của bài đọc Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô  là gì?

  • A. Giới thiệu về các loài vật trong Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô
  • B. Giới thiệu các thông tin cơ bản về Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô
  • C. Giới thiệu về loài sư tử ở Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô
  • D. Giới thiệu về cách bảo tồn động vật ở Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô

Câu 13: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một ...

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

  • A. trời
  • B. vùng
  • C. miền
  • D. màu

Câu 14: Câu nào sau đây không mắc lỗi?

  • A. Duy nhất chỉ có một người khiến tôi cảm thấy phiền lòng.
  • B. Chúng tôi là những người bạn tri kỉ và rất hiểu nhau.
  • C. Khí hậu ở trong phòng là 30oC.
  • D. Hôm nay, tôi đi học.

Câu 15: Viết đoạn văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích thuộc loại văn nào?

  • A. Miêu tả
  • B. Biểu cảm
  • C. Kể chuyện
  • D. Thuyết minh

Câu 16: Tác phẩm "Ngôi nhà của yêu thương" được viết theo hình thức nào?

  • A. Bài hát
  • B. Bức thư
  • C. Bài văn
  • D. Bức tranh

Câu 17: Thế nào là động vật quý hiếm?

  • A. Là những động vật có giá trị về thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghiệp, làm cảnh, xuất khẩu.
  • B. Là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có dấu hiệu giảm sút.
  • C. Là những động vật có giá trị
  • D. Là những động vật được nuôi trong sở thú

Câu 18: Theo bài Băng tan, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng tan là?

  • A. Trái Đất nóng lên
  • B. Do rừng bị tàn phá
  • C. Do bão lũ
  • D. Do sóng thần

Câu 19: Ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài Băng tan?

  • A. Những hậu quả nặng nề của hiện tượng băng tan
  • B. Những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu
  • C. Những tác động của hiện tượng băng tan với con người
  • D. Biện pháp giảm thiểu hiện tượng băng tan

Câu 20: Nội dung của phần cuối trong bài "Băng tan" là gì?

  • A. Nguyên nhân dẫn đến băng tan
  • B. Ảnh hưởng của băng tan đối với con người và động vật
  • C. Giải pháp để ngăn ngừa băng tan
  • D. Thực trạng của hiện tượng băng tan hiện nay
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác