Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng việt 4 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cuối học kì 2 đề số 3 sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong bài Cây đa quê hương, rễ của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào?

  • A. Nổi lên mặt đất như những con rắn hổ mang.
  • B. Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ.
  • C. Như những con rắn hổ mang giận dữ.
  • D. Như bắp chân người lớn

Câu 2: Trong bài Cây đa quê hương, cây đa quê hương được tả về những bộ phận nào?

  • A. cành cây, thân cây, ngọn cây, vòm lá, rễ cây
  • B. cành cây, rễ cây, gốc cây, hoa, quả
  • C. cành cây, thân cây, ngọn cây, rễ cây
  • D. cành cây, ngọn cây, hoa, quả, gốc cây

Câu 3: Trạng ngữ trong câu là

  • A. biện pháp tu từ trong câu.
  • B. một trong số các từ loại của tiếng Việt.
  • C. thành phần phụ của câu.
  • D. thành phần chính của câu.

Câu 4: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện?

  • A. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
  • B. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
  • C. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
  • D. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

Câu 5: Phần thân bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?

  • A. Nêu tình cảm, cảm xúc với cây.
  • B. Tả từng thời kì phát triển của cây.
  • C. Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
  • D. Giới thiệu cây

Câu 6: Bài thơ Bước mùa xuân viết về mùa nào trong năm?

  • A. Mùa xuân
  • B. Mùa hạ
  • C. Mùa thu
  • D. Mùa đông

Câu 7: Trong bài thơ Bước mùa xuân, những từ ngữ nào gợi vẻ đẹp của gió xuân?

  • A. Gió hương thơm hoa
  • B. Gió hương thơm lá
  • C. Gió hương thơm cỏ
  • D. Gió hương thơm cây

Câu 8: Trong khổ thơ:

Nườm nượp người, xe đi

Mùa xuân về trẩy hội

Rừng mơ thay áo mới

Xúng xính hoa đón mời"

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 9: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn?

  • A. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.
  • B. Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
  • C. Cái gọi là "khai sáng" của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.
  • D. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là "văn minh" ấy nữa.

Câu 10: Câu văn sau: "Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh." Trạng ngữ là:

  • A. Hoa rau muống tím lấp lánh
  • B. Rau muống lên xanh mơn mởn
  • C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn
  • D. Mùa hè

Câu 11: Trong văn bản Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô, chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự phong phú của các loài động vật sống trong khu bảo tồn? Tìm câu trả lời đúng.

  • A. Có hàng nghìn con hồng hạc
  • B. Có diện tích 8202 ki-lô-mét vuông
  • C. Có khoảng 25000 loài động vật
  • D. Có nhiều loài thú: tê giác, trâu rừng, hà mã, sư tử....

Câu 12: Qua bài đọc Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô, em học được bài học gì?

  • A. Kêu gọi mọi người săn bắn động vật hoang dã
  • B. Cần bảo tồn động vật hoang dã, không được săn bắn trái phép
  • C. Bắt động vật hoang dã để lấy thuốc quý
  • D. Đuổi bắt động vật hoang dã để lấy thức ăn

Câu 13: Điền từ còn thiếu trong câu tục ngữ sau: “Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua …”

  • A. ngày
  • B. dần
  • C. thìn
  • D. mùi

Câu 14: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.

Văn hóa tích cực cải tạo môi trường chung quanh, xã hội, nếp sống của con người, do vậy nó được đánh giá là … góp phần tổ chức cuộc sống một cách sáng tạo, là nguồn gốc vô tận của những …

  • A. thành tố/ cách tân xã hội
  • B. nhân tố/ cách tân xã hội
  • C. yếu tố/ đổi mới xã hội
  • D. bộ phận/ đổi mới xã hội

Câu 15: Viết đoạn văn tưởng tượng là viết về gì?

  • A. Kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra.
  • B. Kể về những điều dự tính sẽ xảy ra.
  • C. Kể một câu chuyện có thật của người viết.
  • D. Kể một câu chuyện người viết đã từng trải qua.

Câu 16: Văn bản Ngôi nhà của yêu thương này được gửi cho ai?

  • A. Gửi cho người bạn thân của Bình
  • B. Gửi cho một người bạn Bình mới quen
  • C. Gửi cho người thân của Bình
  • D. Gửi cho bạn nhỏ không có nhà để ở trong tờ báo

Câu 17: Hành động nào không làm suy giảm số lượng các loài động vật quý hiếm?

  • A. Săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm
  • B. Trồng cây gây rừng
  • C. Xây dựng các đập thủy điện một cách ồ ạt
  • D. Đẩy mạnh việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật

Câu 18: Ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài Băng tan?

  • A. Những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu
  • B. Những tác động của hiện tượng băng tan với con người
  • C. Những hậu quả nặng nề của hiện tượng băng tan
  • D. Biện pháp giảm thiểu hiện tượng băng tan

Câu 19: Nội dung của phần đầu trong bài "Băng tan" là gì?

  • A. Nguyên nhân dẫn đến băng tan
  • B. Ảnh hưởng của băng tan đối với con người và động vật
  • C. Giải pháp để ngăn ngừa băng tan
  • D. Thực trạng của hiện tượng băng tan hiện nay

Câu 20: Nội dung của phần cuối trong bài "Băng tan" là gì?

  • A. Nguyên nhân dẫn đến băng tan
  • B. Ảnh hưởng của băng tan đối với con người và động vật
  • C. Giải pháp để ngăn ngừa băng tan
  • D. Thực trạng của hiện tượng băng tan hiện nay
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác