Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài Ôn tập và đánh giá cuối học kì I

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài Ôn tập cuối học kì I - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Đọc thầm bài: “Cái giá của sự trung thực”. Dựa vào nội dung bài đọc và kiến thức đã học, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Cái giá của sự trung thực

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: "Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé".

Người bán vé trả lời: "3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuối. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?"

- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. - Bạn tôi trả lời. - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: " Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!"

Bạn tôi từ tốn đáp lại: "Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bạn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình với 3 đô la".

(Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp)

Câu 1: Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào?

  • A. Bảy tuổi trở xuống.
  • B. Sáu tuổi trở xuống.
  • C. Năm tuổi trở xuống.
  • D. Tám tuổi trở xuống.

Câu 2: Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?

  • A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
  • B. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
  • C. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cho cậu bé bốn tuổi.
  • D. Cho mình, cho bạn và cho cậu ba tuổi.

Câu 3: Người bạn của tác giả lại lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?

  • A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
  • B. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi.
  • C. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới năm tuổi.
  • D. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới bốn tuổi.

Câu 4: Tại sao người bạn của tác giả lại không "tiết kiệm 3 đô la theo cách đó?

  • A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.
  • B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.
  • C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
  • D. Vì ông ta sợ bị bạn la.

Câu 5: Tính từ trong câu “Mỗi ngày em đều miệt mài rèn chữ” là:

  • A. Mỗi ngày                       
  • B. Miệt mài
  • C. Đều                               
  • D. Rèn chữ

Câu 6: Nhân hóa là gì?

  • A. Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
  • B. Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.
  • C. Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người.
  • D. Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật.

Câu 7: Có những cách nhân hóa nào?

  • A. Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
  • B. Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
  • C. Nói với sự vật như nói với người.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

  • A. Mẹ em cho em ba cái bánh.
  • B. Con mèo đang nằm ngủ.
  • C. Tiếng kêu của chú gà gọi mọi người thức dậy.
  • D. Cây cối đung đưa theo gió.

Câu 9:  Câu văn sau có mấy đại từ nhân hóa?

Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang xuống mặt đất.

  • A. 1 từ.
  • B. 2 từ.
  • C. 3 từ.
  • D. 4 từ.

Câu 10: Viết đoạn văn tưởng tượng là viết về gì?

  • A. Kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra.
  • B. Kể về những điều dự tính sẽ xảy ra.
  • C. Kể một câu chuyện có thật của người viết.
  • D. Kể một câu chuyện người viết đã từng trải qua.

Câu 11: Ý nào sau đây là đúng?

  • A. Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng là giới thiệu nội dung tưởng tượng của em.
  • B. Phần kết thúc của câu chuyện là nêu cảm nghĩ hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.
  • C. Phần triển khai là giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng.
  • D. Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng.

Câu 12: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn tưởng tượng là gì?

  • A. Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
  • B. Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.
  • C. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Các cách viết đoạn văn tưởng tượng có thể là gì?

  • A. Bổ sung chi tiết (lời kể, tả…).
  • B. Bổ sung lời thoại của nhân vật.
  • C. Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?

  • A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
  • D. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

Câu 15: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 16: Khi viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện cần làm gì?

  • A. Giới thiệu câu chuyện.
  • B. Nêu những lí do khiến em thích câu chuyện.
  • C. A, B đều không đúng.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 17: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện (nội dung, lời kể…).
  • C. Cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.
  • D. Liệt kê các sự việc đã diễn ra.

Câu 18: Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  • A. Kể lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  • D. Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.

Câu 19: Em có thể giới thiệu những gì về câu chuyện mình đã đọc?

  • A. Tên câu chuyện.
  • B. Cảm nhận chung.
  • C. Nhân vật của câu chuyện.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là gì?

  • A. Cần giới thiệu được câu chuyện em có ấn tượng đặc biệt.
  • B. Cần nêu được lí do em thích câu chuyện và tình cảm của em đối với câu chuyện.
  • C. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác