Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 17 Vẽ màu

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 17: Vẽ màu - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ "Vẽ màu" được sáng tác theo thể thơ gì?

  • A. Lục bát
  • B. Tự do
  • C. Năm chữ
  • D. Bảy chữ

Câu 2: Tác giả của bài thơ "Vẽ màu" là ai?

  • A. Xuân Quỳnh
  • B. Tố Hữu
  • C. Huy Cận
  • D. Bảo Ngọc

Câu 3: Có mấy màu sắc xuất hiện trong bài thơ

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 4: Những màu sắc nào được nhắc đến trong bài thơ

  • A. Màu đỏ, màu vàng
  • B. Màu đen, màu xanh
  • C. Màu tím, màu nâu, màu trắng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Màu đỏ có ở những sự vật nào trong bài thơ

  • A. Hoa hồng, đôi má
  • B. Hoa hồng, đôi môi
  • C. Hoa sen, đôi má
  • D. Hoa giấy, đôi má

Câu 6: Màu xanh có ở những sự vật nào trong bài thơ

  • A. Những chiếc lá
  • B. Những bông hoa
  • C. Bầu trời
  • D. Đám mây

Câu 7: Màu vàng là màu sắc của sự vật nào trong bài thơ

  • A. Màu hoa cúc
  • B. Màu lá rụng
  • C. Màu nắng
  • D. Màu cánh đồng lúa chín

Câu 8: Khổ thơ thứ hai nói về màu sắc của cảnh vật ở thời điểm nào?

  • A. Bình minh
  • B. Giữa trưa
  • C. Hoàng hôn
  • D. Ban đêmtra

Câu 9: Khổ thơ thứ ba nói về màu sắc của cảnh vật ở thời điểm nào?

  • A. Bình minh
  • B. Giữa trưa
  • C. Hoàng hôn
  • D. Ban đêm

Câu 10: Khổ thơ thứ tư nói về màu sắc của cảnh vật ở thời điểm nào?

  • A. Bình minh
  • B. Giữa trưa
  • C. Hoàng hôn
  • D. Ban đêm

Câu 11: Trong câu thơ "Riêng đêm như màu mực/Để thắp sao lên trời", tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 12: Xác định danh từ trong khổ thơ sau:

Bình minh treo trên mây

Thả nắng vàng xuống đất

Gió mang theo hương ngát

Cho ong giỏ đầy mật

  • A. bình minh, mây, nắng, đất. gió, hương, ong, mật
  • B. treo, mây, thả, nắng, xuống, đất
  • C. trên, thả, gió, hương, ngát, ong, đầy , mật
  • D. mây, thả, nắng, ngát, ong, đầy, mật

Câu 13: Những cảnh vật hiện lên trong bài thơ như thế nào?

  • A. nhạt nhòa, không có sức sống
  • B. rực rỡ, tươi tắn, sống động
  • C. ảm đảm, buồn bã
  • D. lòe loẹt, sặc sỡ

Câu 14: Qua bài thơ, chúng ta thấy được tài năng gì của bạn nhỏ

  • A. hội họa
  • B. ca hát
  • C. nhảy múa
  • D. đánh đàn

Câu 15: Từ "đại ngàn" có nghĩa là gì?

  • A. nhỏ bé, chật hẹp
  • B. cánh rừng rộng lớn, mênh mông, có nhiều cây lớn lâu năm
  • C. vắng vẻ, hoang sơ
  • D. tàn tạ, bí hiểm

Câu 16: Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ

Em tô thêm màu trắng

Trên tóc mẹ sương rơi...?

  • A. Tóc mẹ màu trắng
  • B. Tóc mẹ có sương rơi
  • C. Tóc mẹ bị ướt do sương rơi
  • D. Mẹ đã bắt đầu già đi, tóc mẹ đã có những sợi bạc như sương rơi. 

Câu 17: Trong hai câu thơ cuối, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?

  • A. Vất vả, lam lũ, tảo tần, hi sinh vì con
  • B. Một nắng hai sương, vì con mà mẹ già đi theo năm tháng
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 18: Qua bài thơ, chúng ta học được những gì?

  • A. Phải luôn biết ơn, kính trọng, nghe lời, hiếu thảo với mẹ vì mẹ đã hi sinh tuổi xuân để chúng ta khôn lớn thành người
  • B. Vô lễ, nói trống không với ông bà, cha mẹ
  • C. Không phụ giúp cha mẹ việc nhà, cãi lại ông bà, cha mẹ
  • D. Không cần quan tâm, kính trọng đến ông bà, cha mẹ vì quan tâm đến chúng ta là trách nhiệm của họ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác