Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 23 Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 23 Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính từ là gì?
- A. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm.
B. Là từ miêu tả đặc điểm (hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị,…) hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…
- C. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật.
- D. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người.
Câu 2: Những từ thơm, ngọt, cay, đắng, chát, mặn, chua, tanh, thối là tính từ gì?
- A. Tính từ chỉ hình dáng.
- B. Tính từ chỉ đặc điểm.
- C. Tính từ chỉ màu sắc.
D. Tính từ chỉ hương vị.
Câu 3: Từ chỉ đặc điểm được in đậm trong câu dưới đây thuộc nhóm nào?
Trời cao vời vợi và xanh thăm thẳm.
- A. Từ chỉ hình dáng, kích thước.
- B. Từ chỉ hương vị.
C. Từ chỉ màu sắc.
- D. Từ chỉ âm thanh.
Câu 4: Tìm tính từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây?
Dòng thác xối xả từ trên cao xuống.
- A. Dòng thác.
- B. Xối xả.
C. Cao.
- D. Xuống.
Câu 5: Sắp xếp các từ sau theo thứ tự tăng dần mức độ gợi tả màu sắc?
Xanh ngắt, xanh nhạt, xanh
- A. Xanh, xanh nhạt, xanh ngắt.
- B. Xanh ngắt, xanh nhạt, xanh.
- C. Xanh nhạt, xanh ngắt, xanh.
D. Xanh nhạt, xanh, xanh ngắt.
Câu 6: Sắp xếp các từ sau theo thứ tự tăng dần mức độ gợi tả màu sắc?
Trắng, trăng trắng, trắng tinh
- A. Trăng trắng, trắng tinh, trắng.
- B. Trắng, trắng tinh, trăng trắng.
- C. Trắng tinh, trắng, trăng trắng.
D. Trăng trắng, trắng, trắng tinh.
Câu 7: Dưới đây đâu là từ chỉ âm thanh?
- A. Lác đác.
- B. Tiêu điều
- C. Xơ xác.
D. Ríu rít.
Câu 8: Sắp xếp các từ sau theo thứ tự giảm dần mức độ gợi tả màu sắc?
Tím, tim tím, tím ngắt
- A. Tim tím, tím ngắt, tím.
B. Tím ngắt, tím, tim tím.
- C. Tim tím, tím, tím ngắt.
- D. Tím, tim tím, tím ngắt.
Câu 9: Sắp xếp các từ sau theo thứ tự giảm dần mức độ gợi tả màu sắc?
Đỏ rực, đo đỏ, đỏ
A. Đỏ rực, đỏ, đo đỏ.
- B. Đỏ rực, đo đỏ, đỏ.
- C. Đo đỏ, đỏ, đỏ rực.
- D. Đo đỏ, đỏ rực, đỏ.
Câu 10: Tìm tính từ trong câu sau?
Dọc đường làng, hàng tre mướt xanh đang rì rào trò chuyện với mấy chú chim xinh xắn.
- A. Làng, hàng tre, rì rào, trò chuyện.
B. Mướt xanh, rì rào, xinh xắn.
- C. Làng, mướt xanh, rì rào, xinh xắn.
- D. Hàng tre, rì rào, xinh xắn.
Câu 11: Thay từ in đậm trong câu sau bằng một tính từ phù hợp để câu văn sinh động hơn.
Em bé có đôi mắt đen.
- A. Đen tròn.
- B. Đen thui.
C. Đen láy.
- D. Đen tối.
Câu 12: Tìm tính từ chỉ đặc điểm trong câu sau?
Trên bầu trời, những đám mây trôi bồng bềnh.
- A. Bầu trời.
- B. Đám mây.
- C. Trôi.
D. Bồng bềnh.
Câu 13: Thay dấu sao (*) trong mỗi câu dưới đây bằng một trong các từ“hơi, rất, quá, lắm”?
- Khóm hoa mười giờ đẹp (*)!
- Vì bị ốm, không được đi chơi Thảo Cầm Viên nên Lan (*) buồn.
- Bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy con chim xanh, cây xấu hổ tiếc (*).
- A. a – quá, b – lắm, c – hơi.
B. a – quá, b – rất, c – lắm.
- C. a – lắm, b – hơi, c – rất.
- D. a – hơi, b – lắm, c – rất.
Câu 14: Từ nào có thể thay thế cho từ gạch chân dưới đây?
Mặt trời vừa hé những tia nắng đầu ngày. Thoáng chốc, nắng đã bừng lên tỏa khắp nơi, khiến vạn vật đều rất vàng theo màu nắng.
- A. Vàng nhạt.
B. Vàng rực.
- C. Vàng pha phả.
- D. Vàng rơm.
Câu 15: Những từ nào có thể thay thế cho những từ được gạch chân dưới đây?
Những đám mây trôi rất chậm trên nền trời hơi xanh như dùng dằng chờ gió đến đẩy đi.
- A. Chậm rãi – xanh biếc.
- B. Chầm chậm – xanh biếc.
- C. Chầm chậm – xanh xanh.
D. Chậm rãi – xanh xanh.
Câu 16: Đâu là tính từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ trên?
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trong gió
Thu Hà
A. Tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh.
- B. Nho nhỏ, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh.
- C. Tim tím, chói chang, đỏ, trắng tinh.
- D. Tìm tím, vàng vàng, chói chang.
Câu 17: Các từ thật thà, chua ngoa, vui vẻ, hài hước, keo kiệt là tính từ chỉ gì?
- A. Đặc điểm hình dáng của một người.
B. Đặc điểm tính cách của một người.
- C. Đặc điểm ngoại hình của một người.
- D. Trạng thái của một người.
Câu 18: Đâu là những từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau?
Em nuôi một đôi thỏ
Bộ lông trắng như bông
Mắt tựa viên kẹo hồng
Đôi tai dài thẳng đứng.
(Sưu tầm)
A. Trắng, hồng, thẳng đứng.
- B. Thỏ, bông, kẹo hồng.
- C. Lông, trắng, bông, thẳng đứng.
- D. Tai, dài, thẳng đứng.
Câu 19: Câu nào dưới đây có chứa tính từ chỉ hình dáng của một người?
- A. Bố em rất nghiêm khắc.
B. Lan có mái tóc ngắn, đen mượt, đặc biệt là trông bạn ấy rất cao.
- C. Mẹ em cười lên trông rất đẹp.
- D. Em yêu gia đình em nhiều lắm.
Câu 20: Từ nào dưới đây vừa chỉ tính tình vừa chỉ tính cách của một người?
- A. Vi vu.
B. Hiền lành.
- C. Vời vợi.
- D. Chấp chới.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận