Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 19 Viết: Quan sát cây cối

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 19 Viết: Quan sát cây cối - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

  • A. 4 phần.
  • B. 2 phần.
  • C. 3 phần.
  • D. 1 phần.

Câu 2: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn miêu tả cây cối là gì?

  • A. Nêu đặc điểm của cây.
  • B. Giới thiệu về cây chọn tả.
  • C. Nêu công dụng của cây.
  • D. Nếu từng bộ phận của cây.

Câu 3: Phần thân bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?

  • A. Nêu tình cảm, cảm xúc với cây.
  • B. Tả từng thời kì phát triển của cây.
  • C. Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
  • D. B, C đều đúng

Câu 4: Phần kết bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?

  • A. Miêu tả rễ cây.
  • B. Miêu tả bộ phận thân của cây.
  • C. Giới thiệu về cây
  • D. Tình cảm, cảm xúc với cây.

Câu 5: Bày tỏ ấn tượng, cảm xúc của người về cây cối được miêu tả có thể nằm ở phần nào?

  • A. Mở bài.
  • B. Thân bài.
  • C. Kết bài.
  • D. Mở đọan.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Bên cạnh bờ ao nhà em có một cây nhãn, không biết cây nhãn có từ bao giờ. Từ khi em sinh ra cây nhãn đã ở, hàng năm cho những chùm quả ngọt lịm thơm mát.

Cây nhãn nhà em cao gần 10 mét, thân cây màu nâu khẳng khi thô ráp hơi nghiêng về phía bờ ao. Từ thân cây chia ra thành nhiều nhánh nhỏ mọc ra những tán lá um tùm, lá nhãn nhỏ và có màu xanh đậm. Cây nhãn xum xuê như một chiếc ô màu xanh che mát một khoảng vườn rộng. Em thường cùng với bố ngồi câu cá ở bờ ao dưới bóng mát của cây nhãn lắng nghe tiếng chim hót líu lo trên câu. Dù ngoài trời rất nóng nhưng chỉ cần ngồi dưới gốc cây không khí dịu mát đi rất nhiều.

Mùa xuân đến mang theo những cơn mưa phùn lất phất cây nhãn sẽ trổ hoa. Màu xanh của lá nhãn sẽ được xen kẽ bởi những chùm hoa nhãn li ti màu vàng nhạt. Đứng gần cây nhãn mùa ra hoa có thể ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng trong gió. Những chú ong chú bướm theo mùi hương bay đến để hút mật. Sau một thời gian hoa nhãn sẽ rụng đầy mặt đất, để lộ ra những quả nhãn non nhỏ xíu màu xanh. Cây nhãn miệt mài đưa chất dinh dưỡng nuôi quả nhãn lớn dần.

Nhãn chín vào cuối hè, quả nhãn chín có vỏ màu nâu căng bóng như có thể nứt ra, từng chùm nhãn sai trĩu kéo cành cây gục xuống trông rất thích mắt. Năm nào cũng vậy mẹ em sẽ hái những chùm nhãn to nhất ngon nhất để thắp hương ông bà tổ tiên. Đằng sau lớp vỏ màu nâu của quả nhãn là cùi nhãn dày, trong và mọng nước, ăn vào có cảm giác ngọt và mát, hạt nhãn màu đen nhánh. Cây nhãn nhà em năm nào cũng cho quả rất sai, ăn không xuể mẹ em còn mang ra chợ để bán nữa.

Cây nhãn sẽ rụng lá vào mùa đông rồi lại chờ đợi đến mùa xuân đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái. Cứ như vậy năm nào cây nhãn cũng cho gia đình em những chùm quả ngọt nặng trĩu. Em rất yêu cây nhãn nhà em.

Câu 6: Xác định mở bài của bài văn?

  • A. Bên cạnh bờ ao nhà em có một cây nhãn, không biết cây nhãn có từ bao giờ. Từ khi em sinh ra cây nhãn đã ở, hàng năm cho những chùm quả ngọt lịm thơm mát.
  • B. Cứ như vậy năm nào cây nhãn cũng cho gia đình em những chùm quả ngọt nặng trĩu. Em rất yêu cây nhãn nhà em.
  • C. Cây nhãn nhà em năm nào cũng cho quả rất sai, ăn không xuể mẹ em còn mang ra chợ để bán nữa.
  • D. Em thường cùng với bố ngồi câu cá ở bờ ao dưới bóng mát của cây nhãn lắng nghe tiếng chim hót líu lo trên cây.

Câu 7: Xác định thân bài của bài văn?

  • A. Từ “Cây nhãn nhà em” đến “mang ra chợ để bán nữa…”.
  • B. Từ “Bên cạnh bờ ao” đến “Em rất yêu cây nhãn nhà em …”.
  • C. Từ “Mùa xuân đến mang theo những” đến “Em rất yêu cây nhãn nhà em...”.
  • D. Từ “Cây nhãn nhà em” đến “quả nhãn lớn dần...”.

Câu 8: Xác định kết bài của bài văn?

  • A. Cây nhãn sẽ rụng lá vào mùa đông rồi lại chờ đợi đến mùa xuân đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái. Cứ như vậy năm nào cây nhãn cũng cho gia đình em những chùm quả ngọt nặng trĩu. Em rất yêu cây nhãn nhà em.
  • B. Cây nhãn nhà em năm nào cũng cho quả rất sai, ăn không xuể mẹ em còn mang ra chợ để bán nữa.
  • C. Cây nhãn sẽ rụng lá vào mùa đông rồi lại chờ đợi đến mùa xuân đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái.
  • D. Bên cạnh bờ ao nhà em có một cây nhãn, không biết cây nhãn có từ bao giờ. Từ khi em sinh ra cây nhãn đã ở, hàng năm cho những chùm quả ngọt lịm thơm mát.

Câu 9: Người viết miêu tả câu cây nhãn bằng những giác quan nào?

  • A. Thị giác, khứu giác, vị giác
  • B. Thị giác, thính giác
  • C. Khứu giác, thị giác
  • D. Vị giác, xúc giác

Câu 10: Ngoài miêu tả các bộ phận, người viết còn viết thêm điều gì về cây nhãn?

  • A. Công dụng của cây nhãn.
  • B. Số tiền thu được từ việc bán nhãn.
  • C. Tình cảm đối với cây nhãn.
  • D. A và C đúng.

Câu 11: Đâu là trình tự của bài viết miêu tả về cây xanh?

  • A. Xa đến gần.
  • B. Trên xuống dưới.
  • C. Từ xưa đến nay.
  • D. Chỉ miêu tả cây khi quan sát từ xa.

Câu 12: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn miêu tả cây cối?

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.

  • A. Phần mở bài.
  • B. Phần thân bài.
  • C. Phần kết bài.
  • D. Phần kết đoạn.

Câu 13: Các từ ngoài ra, bên cạnh đó, và được dùng trong bài miêu tả cây cối có tác dụng gì?

  • A. Giúp các câu liên kết với nhau một cách mạch lạc.
  • B. Kết nối các phần của bài văn với nhau.
  • C. A, B đều đúng.
  • D. Khiến các phần của bài văn trở nên rời rạc.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 14, 15.

Làng quê tôi không chỉ có cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay mà nơi đầu làng còn có bóng cây đa cổ thụ. Đó là niềm tự hào của cả dân làng.

Cây đa lặng yên đứng đó khoảng hai trăm năm rồi, nhìn từ xa trông như cây nấm xanh khổng lồ. Những tán cây vươn rộng ra khắp khoảng không, tỏa bóng râm mát rượi. Thân chính của cây người ôm không xuể, những nhánh thân phụ cũng tua tủa mọc lên tạo cho cây thế đứng vững vàng trước mưa gió bão bùng. Bao u bướu nổi lên dọc chiếc thân nâu sạm, sần sùi, nhưng ít ai biết rằng đằng sau lớp vỏ cũ kĩ ấy một dòng nhựa nóng vẫn cuồn cuộn chảy nuôi cây. Những chiếc rễ nhô lên khỏi mặt đất giống như hàng chục chú trăn trườn vào gốc cây hóng mát. Cây tôn thêm nét cổ kính cho cổng làng tôi. Về mùa xuân, cây trổ hoa, những chùm nụ nhỏ li ti giấu mình sau lá cành. Chẳng mấy chốc, chúng trở thành chùm quả nhỏ xinh, vàng nhạt tựa như hạt ngọc. Mùa quả chín, bao chim chóc về đây tụ hội làm náo nhiệt cả khoảng trời bình yên.

Cây sống lâu năm lặng lẽ gắn liền với cuộc sống người dân trong làng. Sau những ngày làm đồng vất vả, người dân nghỉ dưới gốc cây, trò chuyện về việc đồng áng, tình nghĩa xóm làng càng thêm thắt chặt. Chiều đến, lũ trẻ con chơi đùa đánh đu với tua rua, làm trâu lá đa, chơi ú tìm sau những hốc cây. Tiếng cười nói giòn tan làm chú chim giật mình hoảng hốt bay đi. Ngồi dưới bóng cây không một tia nắng lọt qua, em ngắm nhìn cánh đồng trải rộng bát ngát, ngắm vầng trăng tròn vằng vặc… những lúc ấy, em thấy yêu hơn quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình. Cành đa càng ngày càng vươn dài rộng, nó trở thành dấu hiệu để những ai xa quê nhận biết được xóm làng thân thuộc mỗi khi đi xa trở về. Sức sống kiên cường, bền bỉ của cây giống như phẩm chất đáng quý của người dân quê em vậy. Cây đa gìn giữ bao kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người.

Em yêu quý cây đa cổ thụ - linh hồn của làng quê em.

Câu 14: Theo người viết, cây đa có phẩm chất gì tương đồng với con người quê hương?

  • A. Sự kiên cường, bền bỉ
  • B. Sự già dặn, điềm tĩnh.
  • C. Sự tự tin, trẻ trung.
  • D. Sự yếu đuối, non nớt.

Câu 15: Tại sao người viết lại gọi cây đa là linh hồn của làng quê?

  • A. Vì nó sống rất lâu.
  • B. Vì nó rất cao và to lớn
  • C. Vì nó gắn với những sinh hoạt văn hóa, gắn với những kỉ niệm khó quên của dân làng
  • D. Vì nó rất đẹp

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác