Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 10 Nói và nghe: Trải nghiệm đáng nhớ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 10 Nói và nghe: Trải nghiệm đáng nhớ - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi thuật lại một sự việc, điều đầu tiên cần làm là gì?

  • A. Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
  • B. Nêu tên sự việc.
  • C. Trình bày nội dung sự việc. 
  • D. Trình bày cảm xúc của bản thân về sự việc.

Câu 2: Khi thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia, em có thể nói những gì?

  • A. Nêu hoạt động mà em tham gia trải nghiệm.
  • B. Cảm xúc của em về hoạt động đó.
  • C. A, B đều đúng.
  • D. A, B đều sai.

Câu 3: Hoạt động trải nghiệm mà người viết nói tới trong đoạn văn sau là gì?

Kì nghỉ hè năm nay, em đã được bố mẹ cho về thăm quê. Suốt ba tháng hè, em có rất nhiều trải nghiệm thú vị. Từ đó, em đã có thêm nhiều bài học thật quý giá. Nhưng trải nghiệm mà em cảm thấy nhớ nhất chính là lần đầu tiên được ra đồng gặt lúa cùng với bác Sáu và chị Thu. Bác Sáu là anh trai của bố em, gia đình bác làm nghề nông và đang sống cùng với ông bà nội. Chị Thu là con gái Út của bác. Em và chị rất thân thiết. Nhờ có công việc này, em đã nhận ra được ý nghĩa của lao động, hiểu thêm nỗi vất vả của người nông dân và trân trọng những thành quả mình đang được hưởng.

  • A. Về thăm quê.
  • B. Ra đồng gặt lúa cùng với bác Sáu và chị Thu.
  • C. Đi chơi với bác Sáu và chị Thu.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Nhân vật “tôi” trong đoạn văn dưới đây cảm thấy như thế nào sau khi bố dạy cách đi xe đạp?

Tôi vẫn còn nhớ mãi về một trải nghiệm khi còn bé. Tôi đã được bố dạy đi xe đạp. Đó là vào dịp nghỉ hè năm tôi mười tuổi. Bố đã quyết định sẽ dạy tôi cách đi xe đạp. Lúc đó, tôi cảm thấy rất háo hức, nhưng cũng khá lo lắng. Sáng chủ nhật, bố đưa tôi ra một con đường vắng xe cộ qua lại ở trong làng để tập luyện. Đầu tiên, bố hướng dẫn tôi cách giữ thăng bằng. Đó quả là một điều không hề đơn giản. Nhưng nếu bạn giữ được chiếc xe thăng bằng rồi thì việc đi xe sau đó sẽ dễ dàng hơn. Bố đã ngồi ở yên sau để có thể chống chân cho xe khỏi đổ.

  • A. Lo lắng.
  • B. Hồi hộp.
  • C. Háo hức.
  • D. Không hứng thú.

Câu 5: Với bài nói thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia cần chú ý điều gì?

  • A. Hoạt động được giới thiệu rõ thời gian, địa điểm, những người tham gia…
  • B. Nội dung các hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự.
  • C. Suy nghĩ, tình cảm của người nói được thể qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ…
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi từ 6 – 10.

Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại. Và tôi đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.

Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi cùng với ông nội đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Tôi cũng được thưởng thức bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Hay được dạo chơi cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Những trải nghiệm mới mẻ mà tôi chưa từng làm trong đời.

Nhưng trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi không chỉ có vậy. Tôi còn nhớ, buổi chiều hôm đó, chúng tôi rủ nhau ra bờ sông chơi. Tôi cùng anh Tùng – anh trai của tôi thì ngồi câu cá. Mấy bạn khác lại rủ nhau xuống sông thi đấu bơi lội với nhau. Cuộc thi đấu dường như diễn ra rất sôi nổi. Tôi ngồi câu cá nhưng vẫn nghĩ về trận đấu cách đó không xa. Cuối cùng, tôi quyết định chạy lại tham gia cùng nhóm bạn. Cả nhóm hào hứng đồng ý ngay.

Sơn – trọng tài của cuộc thi hô to để bắt đầu hiệp đấu. Tôi và Hoàng sẽ thi đấu với nhau. Trong tư thế chuẩn bị, chúng đã nhanh chóng vào cuộc đua. Hoàng đưa mắt nhìn tôi đầy thách thức. Trước đó, cậu đã thắng được phần lớn những người tham gia thi đấu. Nên cậu tự tin có thể đánh bại tôi. Còn tôi thì tự tin mình có thể giành chiến thắng. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Chúng tôi là những đối thủ ngang sức, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Bỗng nhiên Hoàng bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Hoàng bị chuột rút rồi”. Mọi người ở trên bờ lo lắng dõi theo Hoàng. Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, bợi thật nhanh đến cứu Hoàng.

Cuộc thi đã kết thúc bằng một tiết mục cứu người đầy ngoạn mục. Khi tôi đưa Hoàng lên bờ, mọi người đều vỗ tay khen ngợi. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì đã cứu được Hoàng. Riêng Hoàng, cậu đã nói cảm ơn với tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy vui hơn cả việc giành được chiến thắng.

Một trải nghiệm thật đáng nhớ mà tôi được chứng kiến đã giúp cho tôi nhận ra bài học to lớn về tình bạn. Tôi sẽ còn nhớ mãi trải nghiệm này như một kí ức đẹp trong cuộc đời.

Câu 6: Trải nghiệm đáng nhớ nhất của người viết là gì?

  • A. Cùng ông nội đi dạo trên cánh đồng lúa.
  • B. Thưởng thức bữa cơm ngon lành do bà nấu.
  • C. Đi thả diều, bắt cá cùng đám bạn trong xóm.
  • D. Tham gia cuộc thi bơi lội dưới sông sau đó cứu Hoàng.

Câu 7: Chỉ ra những danh từ riêng trong bài?

  • A. Tùng, Mai, Sơn.
  • B. Tùng, Sơn, Hoàng.
  • C. Tùng, Tèo, Tí.
  • D. Tùng, Hùng, Sơn.

Câu 8: Người viết cảm thấy thế nào sau trải nghiệm đáng nhớ nhất của mình?

  • A. Nhận ra bài học to lớn về tình bạn.
  • B. Không lo lắng khi có khó khăn.
  • C. Tự tin vào chính bản thân mình.
  • D. Bình tĩnh thì sẽ giải quyết được mọi khó khăn.

Câu 9: Tại sao Hoàng lại cảm thấy mình có thể đánh bại người viết trong cuộc thi bơi lội?

  • A. Vì Hoàng có khả năng bơi lội tốt.
  • B. Vì Hoàng đã thắng được tất cả những người tham gia thi đấu trước đó.
  • C. Vì Hoàng đã thắng được phần lớn những người tham gia thi đấu trước đó.
  • D. Vì Hoàng tự tin vào bản thân mình.

Câu 10: Tại sao Hoàng bơi chậm lại và dần tụt lùi về sau?

  • A. Vì Hoàng đuối sức.
  • B. Vì Hoàng bị chuột rút.
  • C. Vì Hoàng muốn nhường cho bạn thắng.
  • D. Vì Hoàng bơi kém hơn bạn.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 13:

Tôi nhớ nhất là ngày đầu tiên đi học của tôi. Kỉ niệm đó chẳng thế nào quên được. Đó là ngày đầu tiên tôi đến trường. Mẹ đã dắt tay tôi từng bước một đi trên con đường đó. Lúc ấy tôi có cảm giác rất sợ và lo lắng nữa. Trên vai tôi là chiếc cặp mà mẹ đã mua cho tôi vào hôm qua. Cùng với những cuốn sách và tập vở mới tinh. Tôi nhìn xung quanh và cũng thấy rất nhiều bạn học mới. Có bạn thì tung tăng vui đùa bên cha, mẹ mình. Có bạn thì lại mếu máo khóc sướt mướt vì không muốn rời xa người thân. Khi đứng trước cổng trường, tôi đã sững sờ và đứng lại một giây vì mọi thứ đều quá bất ngờ và lạ mắt. Ngôi trường ấy rất cao, to…Tất cả đều được phủ một lớp màu xanh nên trông rất mát mẻ. Vào bên trong trường tôi càng bất ngờ hơn, với hàng ngàn các bạn học sinh đang xếp hàng ngay ngắn. Ai cũng đều khoác trên người bộ quần áo mới và trắng tinh cùng với cái logo in hình biểu tượng của ngôi trường. Xung quanh ngôi trường đều là những hàng cây cổ thụ cao to. Chúng như đang vẫy tay đứng chào các bạn học sinh mới vào trường. Còn các thầy cô đều đứng rất nghiêm túc và luôm mỉm cười với các bạn học sinh.

Câu 11: Kỉ niệm mà người viết không thể quên được là gì?

  • A. Lần đầu tiên ăn kem.
  • B. Lần đầu tiên được mẹ đưa đi học.
  • C. Ngày đầu tiên đến trường
  • D. Ngày đầu tiên đến trường một mình.

Câu 12: Người viết cảm thấy thế nào khi mẹ dắt tay đến trường?

  1. A. Lo lắng và sợ hãi.
  2. B. Vui vẻ và háo hức.
  3. C. Căng thẳng và hồi hộp.
  4. D. Lo lắng và căng thẳng.

Câu 13: Những hình ảnh nào được nhắc tới khi người viết đứng bước vào trong trường?

  • A. Hàng ngàn bạn học sinh đang xếp hàng ngay ngắn.
  • B. Những hàng cây cổ thụ cao bao quanh trường.
  • C. Thầy cô đứng nghiêm túc và mỉm cười với học sinh.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 

Câu 14: Bài thơ nào dưới đây viết về những trải nghiệm trong cuộc sống giúp ta khôn lớn, trưởng thành?

  • A. Khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa.
  • B. Đò ngang của Võ Quảng.
  • C. Anh em sinh đôi của Châu Khuê.
  • D. Thi nhạc của Nguyễn Phan Hách.

Câu 15: Khi thuật lại một hoạt động trải nghiệm, suy nghĩ và tình cảm em muốn truyền đạt tới người nghe có thể được biểu hiện qua?

  • A. Cách dùng từ của bản thân.
  • B. Giọng nói, ngữ điệu.
  • C. Cử chỉ, điệu bộ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác