Giải chi tiết tiếng việt 4 kết nối bài 10: Tiếng nói của cỏ cây

Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài Tiếng nói của cỏ cây. Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Chia sẻ với các bạn những điều em biết về cách trồng hoặc chăm sóc cây cối. 

Trả lời:

Em thường xuyên được bố mẹ dạy cho cách trồng rau vào cuối tuần. Cuối tuần trước, em được mẹ dạy trồng rau cải bằng hạt. Đầu tiên, em phải ngâm hạt cây, sau đó thì xới đất và gieo hạt xuống. Sau bốn ngày, em đã thấy hạt nảy mầm. Em rất vui và sẽ chăm sóc cho vườn rau của mihf thật tốt. 

 

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Tiếng nói của cỏ cây - Ben-la Đi-giua

 

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà?

Trả lời:

Chi tiết “Những ngày hè ở nhà ông bà, Ta- nhi-a được thỏa thích chạy nhảy trong vườn.” cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà

 

Câu 2: Nêu công việc Ta-nhi-a đã làm trong vườn nhà ông bà theo các ý sau:

A blue arrow pointing to the right

Description automatically generated

Trả lời: 

Việc Ta-nhi-a đã làm và lý do của việc đó là:

Do cô bé cảm thấy khóm hoa có vẻ chật chỗ nên khó có được vẻ đẹp nhất, Ta-nhi-a đã bứng một cây hoa hồng bạch và một cây hoa huệ nhỏ nhất trồng vào chỗ đất trống dưới cửa sổ

 

Câu 3: Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây huệ nở hoa đẹp như thế nào?

Trả lời:

 

Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây hoa huệ đã có sự phát triển tích cực và đẹp đẽ. 

  • Cây hoa hồng thì nở ra những bông hoa màu trắng dịu, cánh hoa trong suốt lung linh, hoa nở nhiều đến nỗi cả bụi như phủ đầy tuyết trắng. 

  • Còn cây cây hoa huệ trông cũng đẹp trội hơn: những bông huệ trắng muốt, đẹp như một nàng tiên trong truyện cổ tích. 

 

Câu 4: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì ?

Trả lời:

Trong câu chuyện “Tiếng nói của cỏ cây”, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là vì chỗ ở của chúng rộng rãi, thông thoáng, có nhiều dinh dưỡng và không gian để phát triển, không bị các cây khác tranh đất. 

 

Câu 5: Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm gì trong mùa hè ?

Trả lời:

Theo em, trong mùa hè đó, Ta-nhi-a đã có thêm những kiến thức mới, những trải nghiệm mới về việc trồng trọt. Đồng thời, sự thành công của Ta-nhi-a cũng vun đắp thêm niềm tin yêu đối với cỏ cây. 

 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp.

A group of leaves with black text

Description automatically generated

Trả lời:

Các từ trên được sắp xếp vào các nhóm thích hợp như sau: 

  • Danh từ: vườn, cây, đất, hoa, bạn

  • Động từ: đi, trồng, chọn, hỏi, ngắm

 

Câu 2: Đóng vai cây hoa hồng hoặc cây hoa huệ trong câu chuyện Tiếng nói của cỏ cây, đặt câu nêu cảm xúc của cây khi trở nên đẹp hơn trước. Tìm động từ chỉ cảm xúc trong câu em đặt.

Trả lời:

Cây hoa hồng: Mình cảm ơn Ta-nhi-a thật nhiều! Nhờ bạn, mình đã có thêm sức sống mới và nở những bông hoa xinh đẹp rực rỡ. Mình thấy rất phấn khởi khi nhận được lời khen của mọi người. 

=> Động từ chỉ cảm xúc: cảm ơn, phấn khởi

Cây hoa huệ: Ta-nhi-a à, nếu không có bạn thì mình đã không thể trở nên khỏe mạnh và vui vẻ như bây giờ. 

=> Động từ chỉ cảm xúc: vui vẻ

 

PHẦN VIẾT

Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

 

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó. 

Trả lời:

  1. Chuẩn bị

  1. Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra hoạt động đó

  2. Kể lại các sự việc theo trình tự

  • Trước khi diễn ra hoạt động, mọi người làm gì? Không khí xung quanh ra sao, mọi người trông như thế nào (trang phục, vẻ mặt, …)?

  • Khi diễn ra hoạt động, mọi người làm gì? Sự thay đổi của mọi người diễn ra như thế nào? Hoạt động diễn ra trong bao lâu? Đâu là phần quan trọng nhất?

  • Khi sự việc kết thúc, mọi người làm gì? Sự thay đổi của mọi người diễn ra như thế nào? Mọi người chia sẻ gì về cảm xúc và suy nghĩ của mình về hoạt động?

 

  1. Lập dàn ý (cho hoạt động mà em tham gia là diễn văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11)

  • Mở bài: Trình bày tên hoạt động, không gian, thời gian diễn ra hoạt động (Tên hoạt động: Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thời gian diễn ra: sáng thứ 7 gần ngày 20/11 nhất, địa điểm: ở sân trường)

  • Thân bài: Kể lại diễn biến theo trình tự nhất định (trước khi bắt đầu buổi diễn văn nghệ thì mọi người vui tươi, chuẩn bị trang phục, đạo cụ, … khi bắt đầu thì mọi người ngồi vào vị trí để thưởng thức rồi hướng ứng bằng những tràng pháo tay giòn giã, … kết thúc thì mọi người chụp ảnh kỷ niệm và tặng hoa …)

  • Kết bài: Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ (ai ai cũng vui và phấn khởi, đặc biệt, các thầy cô tràn đầy niềm tự hào và tình yêu trên khuôn mặt đối với mái trường, với học trò…)

 

  1. Góp ý và chỉnh sửa bài

Gợi ý: 

  • Các em có thể tham khảo dàn ý trên và hoàn thiện bài của mình

  • Sau đó, các em mạnh dạn đọc cho các bạn và cô giáo nghe

  • Mọi người sẽ góp ý để các em sửa chữa

  • Các em sửa chữa lại bài để bài làm hoàn chỉnh hơn

 

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Trải nghiệm đáng nhớ

 

Yêu cầu: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.

Trả lời:

  1. Nói

Các em có thể tham khảo bài nói sau:

Niềm vui và nỗi buồn luôn song hành trong cuộc sống của chúng ta. Tất cả đều có ý nghĩa đối với cuộc đời mỗi con người

Một trải nghiệm buồn đã đến với tôi, khiến tôi nhớ mãi không quên. Ngày hôm đó, tôi đến nhà Phương Linh học nhóm. Đến nơi, tôi thấy Phương Linh đang tưới cây nên bèn lên phòng đợi. Ở phòng của cậu ấy, tôi thấy một quyển sổ đang nằm trên bàn, tôi tò mò nên bèn giở ra đọc. 

Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng nói của Linh vang lên:

  • Tại sao cậu đọc nhật ký của tớ? Trả đây!

Phương giật lấy cuốn nhật ký từ tay tôi, tôi ấp úng:

  • Tớ … xin … lỗi … Phương 

Linh đi xuống nhà. Tôi rất xấu hổ nên cùng xuống nhà và xin phép ra về. Trở về nhà, tôi gọi cho Linh nhưng Linh không nghe máy. Tôi rất buồn và hối hận. Vì thế, tôi dự định ngày mai sẽ đến xin lỗi Linh.

Về đến nhà, tôi đã suy nghĩ rất lâu. Sau đó, tôi đã gọi điện cho Linh. Nhưng mẹ của bạn nói Linh không muốn nghe máy. Lúc này, tôi cảm thấy buồn bã và hối hận lắm. Tôi tự nhủ rằng ngày mai sẽ đến xin lỗi bạn. Sáng hôm sau, tôi đến thật sớm. Khi nhìn thấy bạn, tôi đã chạy đến:

- Phương Linh ơi, cho tớ xin lỗi cậu nhé!

- Thu này, tớ cũng xin lỗi vì hôm qua đã quát bạn!

- Không, tớ là người có lỗi trước mà. Cậu tha thứ cho tớ nhé

Linh mỉm cười nhìn tôi:

- Ừ, vậy chúng mình làm hòa nhé?

Tôi và Phương Linh vẻ bắt tay nhau làm hòa. Từ đó trở đi, chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn.

Đó là một trải nghiệm không hề vui vẻ nhưng đã cho tôi nhiều bài học sâu sắc và cũng khiến tình bạn của tôi thêm khăng khít. 

 

  1. Trao đổi, góp ý

Gợi ý: 

Các em học sinh trao đổi, góp ý với nhau về những vấn đề sau

 

  • Giọng đọc của bạn đã truyền cảm chưa?

  • Sự việc bạn kể lại đã rõ ràng và phù hợp chưa?

  • Trải nghiệm của bạn cho em suy nghĩ gì?

  • Có điều gì bạn và mình cần sửa chữa không?


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác