Giải chi tiết tiếng việt 4 kết nối bài 6: Nghệ sĩ trống

Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài Nghệ sĩ trống. Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.

PHẦN CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích. Theo em, nam hay nữ chơi nhạc cụ đó thì phù hợp ?

Trả lời:

Loại nhạc cụ mà em yêu thích là đàn guitar. Dù là nam hay nữ thì đều có thể chơi guitar. Đàn guitar mang âm thanh mộc mạc, gần gũi với mọi người với kích thước nhỏ gọn, dễ dàng mang đi bất cứ nơi đâu. Thích hợp để chơi solo, đệm hát và chơi được nhiều thể loại khác như: Jazz, rock , Pop,... Bộ phận chính của đàn guitar bao gồm: Thùng đàn, đầu đàn, bộ khóa, lược, cần đàn, phím, ngựa đàn và dây đàn. Với dây đàn được làm bằng nilon hoặc thép để phân biệt được đàn Acoustic và Classic. Đàn guitar có 6 dây được làm bằng chất liệu khác nhau là dây nilon ( đàn classic) và dây thép (đàn Acoustic). Thùng đàn, cần đàn, phím đàn được làm bằng chất liệu gỗ tự nhiên thích nghi tốt với điều kiện thời tiết tại Việt Nam và cho âm thanh phát ra hay, rõ ràng. Đàn guitar được thiết kế gọn gàng, nhỏ gọn, nhẹ với nhiều màu sắc để mọi người có thể lựa chọn. Âm thanh của đàn guitar mộc mạc mang đến những giai điệu tuyệt vời làm các buổi biểu diễn thêm phần ấn tượng hơn.



PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Nghệ sĩ trống – Theo Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính

 

Câu 1: Bài đọc cho biết những thông tin nào về Mi-lô?

Trả lời:

Những thông tin nào về Mi-lô trong bài đọc là:

ước mơ: trở thành nghệ sĩ trống

nơi ở: của  Mi-lô ở trên một hòn đảo ngập tràn không khí âm nhạc ở Cu-ba

đam mê: chơi trống của cô bé

thành tích nổi bật: có thể chơi tất cả các loại trống và trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới khi mới 10 tuổi. 

 

Câu 2: Mọi người làm gì khi thấy Mi-lô chơi trống? Vì sao họ lại làm như vậy?

Trả lời:

Việc làm của mọi người khi thấy Mi-lô chơi trống và lý do của họ:

Khi thấy Mi-lô tập chơi trống, mọi người thường hét lên: "Về nhà ngay! Nhạc cụ này không dành cho con gái".

Họ làm như vậy vì chơi trống là một bộ môn nghệ thuật khó và tốn nhiều sức lực, hơn nữa các dụng cụ nhạc này rất nặng và mọi người cũng sợ cô bé nếu theo nghiệp này sẽ vất vả. 

 

Câu 3: Hành trình trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thể giới của Mi-lô có những thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời:

Hành trình trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thể giới của Mi-lô có những thuận lợi và khó khăn sau:

  • Thuận lợi: 

  • Sống trên hòn đảo tràn ngập không khí âm nhạc ở Cu-ba.

  • Đam mê của cô bé rất mãnh liệt, không từ bỏ khi bị người dân trên dảo ngăn cản.

  • Tài năng sẵn có ở Mi-lô khiến cho cô bé sớm thành công ngay ở lứa tuổi học sinh - 10 tuổi. 

  • Gia đình của Mi-lô cũng chấp thuận cho việc cô bé tham gia một lớp nhạc cụ. 

  • Khó khăn: người dân trên đảo không đồng ý với việc cô bé chơi trống: "Nhạc cụ này không dành cho con gái" và nhạc cụ này khá tốn sức lực nên vất vả. 

 

Câu 4: Dựa vào bài học, hãy cho biết vì sao Mi-lô trở thành một nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới ? 

Trả lời:

Lý do Mi-lô trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới là vì: 

  • Cô bé có ước mơ và đam mê chơi trống cháy bỏng từ bé.

  • Sự quyết tâm, nỗ lực của cô bé vượt qua khó khăn, trở ngại. 

  • Hoàn cảnh thúc đẩy cho ước mơ và đam mê của Mi-lô để em có thể trở thành nghệ sĩ trống nổi tiếng thế giới khi mới có 10 tuổi. 

 

Câu 5: Em có ấn tượng nhất với hành dộng nào của Mi-lô? Vì sao?

Trả lời:

Hành động mà em ấn tượng nhất ở Mi-lô là không từ bỏ đam mê chơi trống của cô bé khi bị người dân trên đảo ngăn cản: "Ban ngày, cô chăm chú lắng nghe tất cả những âm thanh xung quanh; tiếng những tàu lá cọ đu đưa trong gió, tiếng vỗ cánh của những chú chim ruồi, âm thanh phát ra khi cô chụm hai chân rồi nhảy vào cũng nước,... Khi màn đêm buông xuống, Mi-lô ngồi trên bãi cát và lắng nghe âm thanh của biển cả.".

Vì cô bé là người rất nghị lực và quyết tâm vượt qua nghịch cảnh và khó khăn để đạt được thành công. Và khi vấp phải khó khăn thì dũng cảm đối diện với nó, tìm mọi cách vượt qua chướng ngại vật cản đường, không bao giờ bỏ cuộc nếu chưa đè bẹp, giải quyết những vấn đề hóc búa để đạt được điều mình mong muốn.

Vì thành công luôn nằm sau khó khăn. Và hơn hết mỗi lần vấp ngã, mỗi lần vượt qua muôn khó họ đều được tôi luyện, trang bị cho mình những phẩm chất quý giá để rồi họ có khả năng nhìn nhận và biến bất cứ thứ gì không có giá trị thành thứ có ích phục vụ cho họ.

 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Những sự vật nào dưới đây được gọi là nhạc cụ?

A. Trống đồng           B. Pi-a-nô          C. Sáo trúc           D. Ghi-ta

E. Chuông                  G. Vi-ô-lông     H. Còi                   I. Trống cơm

Trả lời:

Đáp án đúng là đáp án: 

A. Trống đồng, 

B. Pi-a-nô         

C. Sáo trúc            

D. Ghi-ta 

G. Vi-ô-lông      

I. Trống cơm

 

Câu 2: Tìm từ ngữ phù hợp với các cột trong bảng.

A table with text and a question mark

Description automatically generated with medium confidence

Trả lời: 

A blue box with black text

Description automatically generated

 

PHẦN VIẾT

Tìm hiểu cách viết báo cáo thảo luận nhóm

 

Câu 1: Đọc báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi. 

A blue and white card with white text

Description automatically generated

a. Báo cáo trên viết về điều gì?

b. Ai là người viết báo cáo? Báo cáo được gửi cho ai?

c. Báo cáo gồm mấy phần? Mỗi phần có những thông tin gì?

Trả lời: 

a. Báo cáo trên viết về: Kế hoạch chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

b. Báo cáo do thư kí Hoàng Ngọc Xuân viết. Báo cáo trên được gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp 4A.

c. Báo cáo gồm 5 phần, mỗi phần gồm những thông tin sau:

  • Phần 1: Tiêu đề, người nhận

  • Phần 2: Thời gian, địa điểm, chủ đề thảo luận

  • Phần 3: Thành phần tham gia thảo luận

  • Phần 4: Kết quả thảo luận

  • Phần 5: Người viết (chữ kí, họ và tên)

 

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo thảo luận. 

Trả lời:

Điểm cần lưu ý khi viết báo cáo thảo luận là:

Báo cáo thảo luận nhóm thường gồm 3 phần:

  • Phần đầu (tiêu đề, người nhận).

  • Phần chính (thời gian, địa điểm, chủ đề thảo luận, người tham gia thảo luận, kết quả thảo luận).

  • Phần cuối (chữ kí và tên của người viết báo cáo).

 

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Kể chuyện

Bốn anh tài (Theo Tiếng Việt 4, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

 

Câu 1: Nghe kể chuyện và ghi lại những chi tiết quan trọng. 

Trả lời:

Các em học sinh nghe cô giáo kể chuyện sau đó ghi lại các chi tiết quan trọng: 

  • Đoạn 1: Ngày xưa ...đến tinh thông võ nghệ.

=> Sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.

  • Đoạn 2: Hồi ấy ...đến diệt trừ yêu tinh .

=> Ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây.

  • Đoạn 3: Đến một cánh đồng ...đến diệt trừ yêu tinh .

=> Ca ngợi tài năng của Nắm Tay Đóng Cọc

  • Đoạn 4: Đến một vùng khác ...đến hai bạn lên đường. 

=> Ca ngợi tài năng của Lấy Tai Tát Nước. 

  • Đoạn 5: Phần còn lại 

=> Ca ngợi tài năng của Móng Tay Đục Máng. 

 

Câu 2: Trả lời câu hỏi dưới tranh. 

Tranh 1: Vì sao Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh ? 

Tranh 2: Cẩu Khây tìm được những người bạn nào để cùng diệt yêu tinh ?

Tranh 3: Cẩu Khây và những người bạn đã chiến đấu với yêu tinh như thế nào ?

Tranh 4: Câu chuyện kết thúc ra sao ?

Trả lời:

  • Tranh 1: Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh vì trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật làm cho làng bản tan hoang, nhiều nơi không ai còn sống sót.

  • Tranh 2: Cẩu Khây tìm được những người bạn để cùng diệt yêu tinh là: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.

  • Tranh 3: Những người bạn của Cẩu Khây đã chiến đấu với yêu tinh như sau:

  • Nắm Tay Đóng Cọc dùng tay làm vồ đóng cọc.

  • Lấy Tai Tát Nước dùng tay để tát nước.

  • Móng Tay Đục Máng đục gỗ thành máng dẫn nước vào ruộng.

  • Tranh 4: Kết thúc của câu chuyện là cả 4 người cùng đi diệt trừ yêu tinh để giúp dân trừ bạo. 

 

Câu 3: Kể lại câu chuyện trên. 

Trả lời:

Các em có thể tham khảo bài mẫu sau để kể lại: 

Trong làng nọ có một cậu bé tên là Cẩu Khây. Sở dĩ, cậu được đặt tên như vậy là vì cậu ăn rất khỏe, một lúc có thể ăn hết chín chõ xôi.

Lúc đó, có một con yêu tinh xuất hiện chuyên bắt người và súc vật để ăn thịt. Nó tàn phá mọi nơi, dân làng vô cùng hoảng sợ. Cẩu Khây rất thương mọi người, chàng lên đường quyết trừ diệt yêu quái.

Khi qua một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé dùng tay làm vồ đóng cọc. Một quả đấm cậu giáng xuống cái cọc tre thụt sâu vào lòng đất. Tên cậu ta là Nắm Tay Đóng Cọc. Rồi Cẩu Khây nói chuyện lên đường diệt trừ yêu tinh, cậu bèn xin đi theo.

Rồi hai người đi đến một vùng khác. Đứng từ xa, họ đã nghe tiếng ầm ầm. Đến gần thì thấy một cậu bé đang ngâm mình dưới hồ, lấy vành tai to tát nước lên thửa ruộng cao bằng mái nhà. Vừa nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước xin được nhập đoàn, cùng đi diệt trừ yêu quái, cứu giúp dân làng.

Họ vượt qua bao núi cao rừng thẳm đến một nơi xa lạ. Ba người ngạc nhiên thấy một chú bé ngồi dưới gốc cây cổ thụ, đang cặm cụi dùng móng tay đục gỗ thành máng để nước theo dòng chảy vào ruộng. Móng Tay Đục Máng xin được đi theo để cùng ba anh tiêu diệt yêu quái và trở thành em út trong bốn người

Bốn anh tài đi suốt đêm ngày, trải qua nhiều mưa nắng và đói khát mới tìm đến được hang ổ của yêu tinh. Rất may, họ gặp được một bà già đang chăn bò cho yêu tinh. Bà lão nấu cơm cho bốn cậu bé ăn. Xong rồi cả bốn anh em cùng lăn ra ngủ. Đánh hơi thấy mùi thịt trẻ em, yêu tinh xuất hiện. Được bà lão báo cho biết, bốn anh em thức dậy chiến đấu. 

Yêu tinh trợn mắt xanh lè, thè lưỡi đỏ như máu, dài bằng quả núc nác, cái đầu bù xù lông lá. Một mùi tanh nồng nặc xông lên. Nhanh như cắt, Móng Tay Đục Máng túm chặt lấy lưỡi yêu tinh kéo ra. Nắm Tay Đóng Cọc liền vung tay đánh thẳng vào mõm quái vật, làm gãy gần hết hàm răng của nó. Quái vật rú lên, điên cuồng chống trả. Cẩu Khây nhổ cây làm gậy nện túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, chạy trốn. Tức thì gió bão nổi lên, đất trời tối sầm lại. Bốn anh em bám sát đuổi theo đến một thung lũng. Yêu tinh phun nước ra như mưa, dâng nước ngập tràn băng băng. Bốn anh em vội trèo lên núi. Nắm Tay Đóng Cọc be bờ ngăn nước lũ. Lấy Tai Tát Nước ra sức tát nước ầm ầm. Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lát sau, mặt đất lại khô ráo. Thua cuộc, yêu tinh quy hàng bốn anh em.

 

Từ đó về sau, dân làng được sống yên ổn.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác