Giải chi tiết tiếng việt 4 kết nối bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện

Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài Anh em sinh đôi. Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.

PHẦN CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Sắm vai một loài hoa, em hãy giới thiệu về mình với các bạn.

Trả lời: 

Tôi là cây hoa lan được trồng bên cửa sổ. Đầu tiên, tôi mọc trong rừng, không có ai chăm sóc cả. Nhờ có người đi qua và đánh tôi về, bán cho bà chủ của tôi mà nay tôi mới có thể nở rộ những bông hoa xinh đẹp này. Bà chủ đã tận tình chăm sóc cho tôi từng chút một khi đón tôi về trồng bên cửa sổ. Nhờ công chăm sóc, tôi lớn lên xinh đẹp, nở những bông hoa rực rỡ, khoe sắc làm đẹp ngôi nhà thân yêu. Tôi thật may mắn và hạnh phúc khi được chăm sóc bằng bàn tay nâng niu của bà chủ.

 

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Công chúa và người dẫn chuyện – Du-nan biên soạn, Hòa Vân dịch

 

Câu 1: Tìm các câu văn thể hiện thái độ của Giét xi đối với mỗi vai diễn được giao.

Trả lời:

Các câu văn thể hiện thái độ của Giét xi đối với mỗi vai diễn được giao là: 

  • "Giét - xi vui lắm."

  • "Về nhà, Giét - xi hào hứng kể cho mẹ nghe"

  • "Giét - xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh". 

 

Câu 2: Vì sao Giét-xi buồn khi phải đổi sang vai người dẫn chuyện ? 

Trả lời:

Giét-xi buồn khi phải đổi sang vai người dẫn chuyện bởi vì cô đã  siêng năng chăm chỉ luyện tập có  khả năng nhớ nhanh nhưng cũng dễ quên và dẫn đến kết quả phải đổi vai diễn chính cho bạn khác. 

 

Câu 3: Theo em, mẹ rủ Giét-xi cùng nhổ có vườn để làm gì? Tìm câu trả lời đúng.

A. Mẹ muốn dạy cho Giét xi biết cách làm cỏ vườn.
B. Mẹ muốn Giét-xi biết tên các loại hoa có trong vườn.
C. Mẹ muốn Giét-xi hiểu: Cũng như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.
D. Mẹ muốn Giét-xi quên đi chuyện đóng kịch.

Trả lời:

Đáp án đúng là đáp án: C. Mẹ muốn Giét-xi hiểu: Cũng như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.

Câu 4: Đoán xem Giét-xi cảm thấy thế nào khi trò chuyện cùng mẹ.

Trả lời:

Khi trò chuyện cùng mẹ, Giét - xi mới đầu vẫn cảm thấy buồn vì bị thay vai diễn và cô bé cảm nhận được mỗi loài hoa lại có một vẻ đẹp riêng. Sau đó cô bé lại hiểu ra vấn đề và ngoan ngoãn nghe lời mẹ nói. 

 

Câu 5: Em học được điều gì từ câu chuyện trên? 

Trả lời:

Từ câu chuyện trên, em đã nhận được thông điệp về vẻ đẹp riêng của mỗi người trong cuộc sống và thế  mạnh của từng cá nhân. Từ vẻ đẹp, thế mạnh riêng ấy phải biết phát huy nó đúng nơi đúng chỗ thì chúng mới được tỏa sáng và phát huy hết mức. 

 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm các danh từ chỉ người trong bài đọc “Công chúa và người dẫn chuyện”. 

Trả lời:

Các danh từ chỉ người trong bài đọc “Công chúa và người dẫn chuyện”: Giet-xi (danhtừ riêng), mẹ, cô giáo, công chúa, bạn bè, em, con,con người, con gái, …

 

Câu 2: Viết 2 - 3 câu nêu nhận xét về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện trên. 

Trả lời:

2 - 3 câu nêu nhận xét về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện là:

  • Trong câu chuyện “Công chúa và người dẫn chuyện”, em thích nhất là nhân vật mẹ của Giét - xi. Mẹ cô bé là một người điềm đạm, nhân hậu, đức hạnh và luôn quan tâm chăm sắc con gái.

Hoặc

  • Nhân vật người mẹ trong câu chuyện đã giúp cho Giét-xi nhận ra một bài học thật ý nghĩa. Người mẹ hiền từ và luôn giúp đỡ, động viên con gái mình, khiến Giét-xi nhận ra: Mỗi người đều có vẻ đẹp và giá trị riêng của mình.

 

PHẦN VIẾT

Viết đoạn văn nêu ý kiến

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 

Trả lời: 

Em đã được đọc không ít câu chuyện nhưng câu chuyện em thích nhất là “Cây khế”. Câu chuyện kể rằng, xưa có hai anh em sống cùng nhau. Cha mẹ mất sớm, họ làm lụng chăm chỉ nên cũng đủ ăn. Từ ngày lấy vợ, người anh trở nên lười biếng. Một hôm, anh ta gọi em trai đến để chia gia sản. Vợ chồng người anh tham lam giành hết tài sản, chỉ chừa lại cho người em một gian nhà lụp xúc, trước nhà có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Chim thần liền nói với vợ chồng người em: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Sáng hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, đến dò hỏi và gạ em đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để đựng được nhiều vàng. Trên đường về vì vàng bạc quá nhiều, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị sóng cuốn trôi cùng với tay nải và châu báu đầu người. Con chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh, chim vùng lên bay về lại núi rừng. Câu chuyện đã cho em một bài học sâu sắc rằng người tốt bụng, thật thà bao giờ cũng sẽ gặp điều tốt, còn kẻ tham lam ắt sẽ bị trừng trị. 

 

PHẦN ĐỌC MỞ RỘNG

Câu 1: Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật. 

Trả lời:

     Các em học sinh có thể tham khảo câu chuyện sau: 

TRẠNG QUỲNH CHỮA BỆNH

     Chúa Trịnh có cô con gái út rất được cưng chiều chẳng may bị bệnh sởi. Nàng quận chúa bị sốt li bì, nằm liệt giường cả bảy ngày, tất cả các quan ngự y giỏi đều được mời đến mà bệnh vẫn không lui. Thế cùng, chúa nghĩ đến Trạng Quỳnh và gọi ông tới thăm bệnh cho quận chúa và bảo:

      - Bệnh của con ta có vẻ nặng lắm. Khanh mà hết lòng chữa khỏi được thì nhất định ta sẽ trọng thưởng.

      Trạng vào thăm, qua kinh nghiệm, biết ngay quận chúa bị bệnh sởi. Bệnh này thì còn phải sốt cao năm ba ngày nữa, đến khi sởi mọc hết mới giảm sốt. Nhưng vốn không ưa gì nhà chúa và bọn nịnh quan bất tài, trạng tâu ngay:

      - Bệnh quận chúa rất nặng, chúa phải làm lễ dâng sao thì mới khỏi. Thần xin làm sở tế, nhưng tên các sao thì nhiều và lạ, vì vậy xin chúa cho phép thần chọn người học rộng, kiến thức uyên bác trong các quan để đọc sở tế.

      Chúa Trịnh chuẩn tấu, xuống chiếu cho các quan chờ nghe trạng gọi ai, thì người đó phải tuân lệnh và đọc sở tế.

      Các quan tất nhiên là rất lo lắng bởi sợ không đủ sức để mà đọc sớ Trạng viết. Bọn họ liền cho người nhà đi dò la nhưng chỉ thấy Trạng đang sai người nối giấy cuốn lại thành cuộn to như cái bồ để chuẩn bị viết sớ. Quan nào quan nấy được tin báo vừa to vừa dài khủng khiếp như vậy đều hoảng sợ, chỉ lo Trạng gọi đến mình mà đọc không xong hẳn là phen này mất hết chức tước, đặc quyền, đặc lợi. Vì vậy, các ông quan bất tài ấy thay nhau mang đủ thứ lễ vật đến nhà Trạng mà lo lót đồng thời viện cớ đau lưng, mỏi gối, nhức mắt, khàn giọng v.v... Khẩn khoản xin Trạng miễn cho mình đọc sớ!

      Trạng điềm nhiên nhận lễ vật, điểm lại tất cả quan triều đều tới nhà mình lo lót, bèn vào tâu:

      - Thần xem phen này trong các quan không một ai có đủ kiến văn để mà đọc sớ. Vậy thì thần xin đích thân vì chúa mà đọc sớ tế lần này.

      Chúa nghe vậy rất cảm động, an ủi:

      - Cứu bệnh như cứu hỏa, khanh hãy ráng sức vì ta mà làm thật tốt, ắt là ta sẽ đền ơn!

      Đêm hôm lẽ dâng sao, Trạng sai lính tháo cuộn giấy to bằng cái bồ ra. Giấy vừa mở ra, Trạng nhìn vào và đọc ngay:

      “Trên trời có muôn vì sao.”

      Đọc xong Trạng đứng yên chờ. Giấy tháo ra mãi ra mãi, cho đến cuối cuộn mới thấy có thêm mấy dòng chữ, Trạng liền đọc tiếp:

      “Có phải vị nào, xin vào ăn xôi. Ăn xong, sao lại lên trời. Độ cho quận chúa phục hồi sức xuân Cẩn cáo!”

      Các quan cực kỳ kinh ngạc vì bài sớ kì dị của Quỳnh. Thế nhưng cúng xong được một ngày thì sởi mọc hết, quận chúa hạ sốt ngay. Rồi sởi bay, quận chúa khỏi bệnh.

      Chúa Trịnh mừng lắm, cho là Trạng có tài cảm hoá được quỷ thần, trọng thưởng Trạng rất nhiều. Riêng Trạng vừa được thưởng, vừa được "Hối lộ", về nhà đóng cửa cứ cười tủm tỉm một mình.

 

Câu 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

A screenshot of a computer

Description automatically generated

Trả lời:

  • Các em học sinh có thể tham khảo mẫu sau để viết vào phiếu đọc sách của mình theo sự hướng dẫn của giáo viên:

  • Tên câu chuyện: Trạng Quỳnh chữa bệnh

  • Tác giả: Nhiều tác giả

  • Ngày đọc: 18/9/2023

  • Nội dung chính: Sự thông minh của Trạng Quỳnh khi chữa bệnh sởi cho quận chúa

  • Lí do yêu thích câu chuyện: Bởi vì Trạng Quỳnh thông minh, hiểu biết rộng

  • Mức độ yêu thích: 5 *

 

Câu 3: Trao đổi với bạn bè về nội dung câu chuyện em đã đọc. 

Trả lời:

 

Các em học sinh có thể tự kể, chia sẻ và trao đổi với bạn bè về câu chuyện mà các em đã đọc. Các em còn có thể trao đổi với nhau về tình huống em đọc được câu chuyện, lý do em thích câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện, …

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác