Giải chi tiết tiếng việt 4 kết nối bài 1: Điều kì diệu

Hướng dẫn giải chi tiết tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài Điều kì diệu. Bài làm giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong chương trình sách giáo khoa phổ cập. Lời giải rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận cách làm và chinh phục những điểm số cao trong học tập.

PHẦN ĐỌC:

Câu 1: Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra "mỗi đứa mình một khác" ?

Trả lời:

Những chi tiết trong bài thơ cho thấy các bạn nhân ra “mỗi đứa mình một khác” là:

*Chi tiết 1: 

“Cùng ngân nga câu hát

Chẳng bạn nào giống nhau”

*Chi tiết 2: 

"Có bạn thích đứng đầu

Có bạn hay giận dỗi

Có bạn thích thay đổi

Có bạn nhiều ước mơ."

 

Câu 2: Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó ? 

Trả lời:

Bạn nhỏ lo lắng rằng sự khác nhau của bản thân sẽ khiến các bạn xa cách nhau:

"Mình khác nhau nhiều thế 

Nếu mỗi người một vẻ 

Liệu mình có cách xa ?"

 

Câu 3: Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ ? 

Trả lời:

Bạn nhỏ phát hiện ra những bông hoa lung linh đầy sắc màu cũng tựa như các bạn nhỏ xung quanh đều tươi xinh và đáng mến: 

"Tớ bỗng phát hiện ra

Trong vườn hoa của mẹ

Lung linh màu sắc thế

Từng bông hoa xinh tươi

 

Cũng giống như chúng mình

Ai cũng đều đáng mến

Và khi giọng hòa quyện

Dàn đồng ca vang lừng".

 

Câu 4: Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì ? Tìm câu trả lời đúng… 

A. Một tập thể thích hát

B. Một tập thể thống nhất

C. Một tập thể đầy sức mạnh

D. Một tập thể rất đông người

Trả lời:

Đáp án đúng là đáp án: B. Một tập thể thống nhất

 

Câu 5: Theo em, bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì ? Điều kì diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em ? 

Trả lời:

  • Điều kỳ diệu mà bài thơ muốn thể hiện là: Tuy có sự khác biệt giữa các cá nhân trong một nhóm hoặc một tập thể nhưng khi hội tụ lại họ lại là một khối đoàn kết, mang những vẻ đẹp rất riêng. 

  • Trong lớp em, điều kỳ diệu đó được thể hiện là: Khi các bạn tham gia các hoạt động tập thể ví như trò chơi kéo co do hội thao của trường tổ chức. Các bạn tuy khác nhau về mặt thể chất nhưng đều đồng lòng đoàn kết giành thắng lợi. 

 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Danh từ

Câu 1: Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp. 

Thế là kì nghỉ hè kết thúc. Nắng thu đã tỏa vàng khắp nơi thay cho những tia nắng hè gay gắt. Gió thổi mát rượi, những chiếc lá rụng chạy lao xao. Lá như cũng biết nô đùa, cứ quấn theo chân các bạn học sinh đang đi vội vã. Bạn thì đi với bố, bạn thì đi với mẹ, có bạn lại đi một mình. Ai cũng vội đến trường để gặp lại thầy giáo, cô giáo, bạn bè, gặp lại bàn, ghế thân quen. Hôm nay bắt đầu năm học mới. 

 (Hạnh Minh)

Từ chỉ người

Từ chỉ vật

Từ chỉ hiện tượng tự nhiên

Từ chỉ thời gian

Trả lời:

Các từ in đậm được sắp xếp vào bốn nhóm từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên, chỉ thời gian như sau: 

  • Từ chỉ người: thầy giáo, cô giáo, bạn bè, học sinh, bố, mẹ

  • Từ chỉ vật: bàn, ghế, lá 

  • Từ chỉ hiện tượng tự nhiên: nắng, gió

  • Từ chỉ thời gian: hè, thu, hôm nay, năm học

 

Câu 2: Chơi trò chơi: Đường đua kì thú…

Trả lời:

Các em học sinh có thể chơi trò chơi theo cách sau: 

  • Đầu tiên, các em tung xúc xắc để biết được đi mấy ô

  • Sau đó, đến ô nào, các em phải nói được 2 từ thuộc ô đó (2 từ đó không trùng với các từ đã nêu). Nếu các em không nói được thì phải đi lùi lại một ô.

  • Cuối cùng, ai đến đích trước thì người đó chiến thắng.

 

Câu 3: Tìm các danh từ chỉ người, vật trong lớp học của em. 

Trả lời:

Các danh từ chỉ người, vật trong lớp học của em là:

  • Danh từ chỉ người: thầy giáo, cô giáo, bạn bè, học sinh

  • Danh từ chỉ vật: giẻ lau bảng, thước kẻ, bàn, ghế, bảng, sách, vở, …

 

Câu 4: Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1 - 2 danh từ tìm được ở bài tập 3. 

Trả lời:

Các câu được đặt như sau:

  • Cô giáo như người mẹ hiền thứ hai của chúng em. 

Danh từ chỉ người tìm được ở bài tập 3: cô giáo

  • Bạn bè là những người luôn giúp đỡ nhau làm bài tập

Danh từ chỉ người tìm được ở bài tập 3: bạn bè

  • Cô giáo em viết chữ trên bảng rất đẹp

Danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật tìm được ở bài tập 3: cô giáo, bảng 

 

PHẦN VIẾT

Câu 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu. 

a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn. 

b. Ý chính của mỗi đoạn văn là gì ? 

c. Tìm câu nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn ? …

Trả lời:

a. Nhận xét về hình thức trình bày của đoạn văn:

Các đoạn văn trình bày đẹp, rõ ràng, khoa học. Đoạn văn đều được lùi vào đầu dòng, mỗi câu đều có dấu chấm, dấu phẩy đầy đủ. 

b. Ý chính của mỗi đoạn văn là: 

  • Ý chính của đoạn 1 là : Mọi người đang tất bật chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ được hoàn thiện nhất có thể. 

  • Ý chính của đoạn 2 là: Những loài côn trùng đang chăm chỉ, cần mẫn làm việc để giữ gìn hoa lá. 

c. Câu nêu ý chính trong hai đoạn văn là: 

  • Ý chính của đoạn 1: "Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.". Câu này ở đầu đoạn văn. 

  • Ý chính của đoạn 2: "Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.". Câu này ở cuối đoạn văn. 

 

Câu 2: Chọn câu chủ đề cho từng đoạn văn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn. 

a. Mùa xuân đến,chim bắt đầu xây tổ. 

b. Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang Tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi… 

Trả lời:

  • Câu chủ đề cho đoạn văn 1 là: “Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang Tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi”. Câu chủ đề được đặt ở cuối đoạn văn.

  • Câu chủ đề cho đoạn văn 2 là: Mùa xuân đến,chim bắt đầu xây tổ. Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn.

 

Câu 3: Viết câu chủ đề khác cho 1 trong 2 đoạn văn ở bài tập 2. 

Trả lời:

  • Câu chủ đề khác cho đoạn văn 1 là: “Như thế, mỗi người một việc, tất bật dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ đạc vào ngày cuối cùng của năm cũ để đón một cái Tết sum vầy ấm no. 

  • Câu chủ đề khác cho đoạn văn 2 là: “Tháng giêng đã điểm, mùa xuân tới đem theo những sức sống mới và đây cũng chính là thời điểm mà các loài chim bắt đầu xây tổ.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác