Bài tập tự luận tiếng việt 4 kết nối bài 1: Viết: Tìm hiểu đoạn văn và câu chủ đề

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 1: Viết: Tìm hiểu đoạn văn và câu chủ đề. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1: Nêu các đặc điểm của đoạn văn? 

Câu 2: Câu chủ đề là gì?

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dựa vào hình thức của đoạn văn, cho biết đâu là đoạn văn trong các đoạn đã cho dưới đây?

Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.

Người thì xén bớt cỏ để làm sân nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn. Bên này, hai bạn nhanh nhất đang dựng một cái lầu để biểu diễn nhạc.

(1)

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm điểm đánh dấu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. 

(2)

Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chồn chồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm.

(3)

Bồ cát xây tổ trên cây sung cao chót vót. Tổ bồ cát xây ở đầu cành, trông trống trải.

Chim ổ dộc xây tổ trên cành vông, tổ như treo lơ lửng trên cành.

Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị - nơi có nhiều mầm non vừa nhú.

(4)

Câu 2: Tìm câu chủ đề của đoạn văn sau?

Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.

Câu 3: Nội dung của đoạn văn sau là gì?

Mùa xuân bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng Ba. Thời tiết rất ấm áp. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng qua kẽ lá non làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân có bao nhiêu là hoa đẹp, nào hoa huệ, hoa hồng, nào hoa đào, hoa mai,… Mùa xuân cũng có rất nhiều loại quả. Thích nhất là vào ngày Tết em được ông bà, bố mẹ lì xì và cho đi chơi, chúc tết mọi nhà. Em rất thích mùa xuân.

Câu 4: Xác định câu chủ đề của đoạn văn sau?

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khỏe mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Câu 5: Xác định câu chủ đề của đoạn văn sau?

Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hoặc Tuần Châu,… ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng thang, bến cảng vọng lại.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Đoạn 1

Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ. Người thì xén bớt cỏ để làm sân nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn. Bên này, hai bạn nhanh nhẹn nhất đang dựng một cái lầu để biểu diễn nhạc. Bên kia, mười tay đàn xuất sắc đã lập thành một dàn nhạc và chơi thử ngay tại chỗ.

(Theo Ni-cô-lai Nô-xốp)

Đoạn 2

Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1: Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn.

Câu 2: Ý chính của mỗi đoạn văn là gì?

Câu 3: Tìm câu nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn?

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Xác định đối tượng của đoạn văn sau?

“Một năm ở tiểu học” là đoạn trích được trích từ tập hồi kí của nhà học giả Nguyễn Hiến Lê. Trong văn bản này, tác giả đã thuật lại quãng đời thơ ấu vào những năm tiểu học của mình. Văn bản đã tái hiện lại chân thực hoàn cảnh sống và những kỉ niệm đầu đời của cậu bé mà sau này sẽ trở thành một nhà học giả đại tài của đất nước.

Câu 2: Câu chủ đề của đoạn văn sau có thể là gì?

Bồ cát xây tổ trên cây sung cao chót vót. Tổ bồ cát xây ở đầu cành, trông trống trải. Chim ổ dộc xây tổ trên cành vông, tổ như treo lơ lửng trên cành. Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị - nơi có nhiều mầm non vừa nhú. Lúc đầu quanh tổ trông trống trải, nhưng đến khi ấp trứng, những mầm non đã bật dậy tốt tươi, che chung quanh kín đáo.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác