Đáp án tiếng Việt 4 Kết nối bài 10 Tiếng nói của cỏ cây

Đáp án bài 10 Tiếng nói của cỏ cây. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY

PHẦN CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Chia sẻ với các bạn những điều em biết về cách trồng hoặc chăm sóc cây cối. 

Đáp án chuẩn:

Em đang tưới nước cho những chậu hoa xinh đẹp. Em vô cùng thích thú khi được tưới nước cho những bông hoa ấy. 

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Tiếng nói của cỏ cây - Ben-la Đi-giua

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà?

Đáp án chuẩn:

Ta- nhi-a được thỏa thích chạy nhảy trong vườn.

Câu 2: Nêu công việc Ta-nhi-a đã làm trong vườn nhà ông bà theo các ý sau:

Việc đã làm                                       =>

Lí do

 

 

 

 

Đáp án chuẩn:

Việc đã  làm

Lí do

Bứng một cây hoa hồng bạch và một cây hoa huệ nhỏ nhất trồng vào chỗ đất trống dưới cửa sổ

Do cô bé cảm thấy khóm hoa có vẻ chật chỗ nên khó có được vẻ đẹp nhất

Câu 3: Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây huệ nở hoa đẹp như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Cây hồng nở ra những bông hoa màu trắng dịu, cánh hoa trong suốt lung linh, hoa nở nhiều đến nỗi c ả bụi như phủ đầy tuyết trắng. Và cây hoa huệ cũng đẹp trội hơn: những bông huệ trắng muốt, đẹp như một nàng tiên trong truyện cổ tích. 

Câu 4: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì ?

Đáp án chuẩn:

Do chỗ ở mới của chúng thoáng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất. 

Câu 5: Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm gì trong mùa hè ?

Đáp án chuẩn:

Trải nghiệm trồng hoa và những kiến thức mới trong cách chăm sóc cây trồng để cây có thể sinh trưởng tốt nhất. 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp.

BÀI 10: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY

Đáp án chuẩn:

- Danh từ: vườn, cây, đất, hoa, bạn

- Động từ: đi, trồng, chọn, hỏi, ngắm

Câu 2: Đóng vai cây hoa hồng hoặc cây hoa huệ trong câu chuyện Tiếng nói của cỏ cây, đặt câu nêu cảm xúc của cây khi trở nên đẹp hơn trước. Tìm động từ chỉ cảm xúc trong câu em đặt.

Đáp án chuẩn:

- Cây hồng: Ta-nhi-a ơi! Mình cảm ơn bạn rất nhiều khi đã giúp mình có thêm sức sống mới trên mảnh đất mới. Mình vô cùng phấn khích khi được mọi người khen đó. 

=> Động từ chỉ cảm xúc: phấn khích, cảm ơn

- Cây huệ: Ta-nhi-a à! Nếu không có bạn thì chắc chắn mình sẽ không vui vẻ và hứng khởi như bây giờ.

=> Động từ chỉ cảm xúc: vui vẻ, hứng khởi

PHẦN VIẾT

Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó. 

Đáp án chuẩn:

a) Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc mà em muốn thuật lại ở trường.

Gợi ý: sự việc chào mừng ngày 20/11, khai giảng, tổng kết năm học, hội thao, lao động, biểu diễn văn nghệ…

b) Thân bài: Thuật lại chi tiết sự việc:

- Giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuyết minh:

  • Một năm sự việc đó diễn ra bao nhiêu lần? Với quy mô ra sao (toàn trường hay vài lớp tham gia)

  • Sự việc được diễn ra vào ngày nào? Kéo dài trong bao lâu? Có chuẩn bị công phu từ trước không?

- Thuật lại chi tiết sự việc:

  • Hôm trước khi sự việc diễn ra, mọi người đã làm gì? (trang trí hội trường, sân khấu; tổng vệ sinh trường học; tập dượt…)

  • Trước khi sự việc diễn ra, mọi người có mặt ở trường lúc mấy giờ? Với trang phục ra sao? Vẻ mặt như thế nào?

  • Trước giờ G, mọi người tranh thủ làm gì trước khi sự việc chính thức bắt đầu? (chụp ảnh, chỉnh lại trang phục, nhẩm lại nội dung sắp trình bày, tập luyện những lần cuối…)

  • Khi sự việc bắt đầu, mọi người ổn định vị trí theo bố cục ra sao? Thái độ của mọi người như thế nào? Bầu không khí có gì thay đổi?

  • Sự việc diễn ra trong bao lâu, gồm bao nhiêu hoạt động? Hoạt động nào là trọng tâm của sự việc, được mọi người đón chờ nhất?

  • Trong suốt quá trình diễn ra sự việc, mọi người đã làm gì? Có thái độ ra sao?

  • Khi sự việc kết thúc, mọi người có về ngay không? Nếu còn ở lại thì mọi người làm gì?

- Ý nghĩa của sự việc:

  • Với bản thân em

  • Với trường học

c) Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em dành cho sự việc.

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Trải nghiệm đáng nhớ

Yêu cầu: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.

Đáp án chuẩn:

Cuộc sống không chỉ có niềm vui mà còn có nỗi buồn. Đôi khi, chúng ta sẽ phải trải qua để nhận ra được bài học quý giá cho bản thân.

Tôi cũng đã từng có một trải nghiệm buồn. Hôm đó là chủ nhật, tôi đến nhà Minh Phương để cùng ôn tập cho bài kiểm tra học kì. Đến nơi, tôi thấy bạn đang tưới cây trong vườn giúp ông nội. Tôi đã lên phòng của Phương để ngồi đợi. Tôi ngồi vào bàn học, đặt cặp sách xuống bàn rồi tìm trên giá sách một cuốn truyện để đọc. Bỗng nhiên, tôi thấy một cuốn sổ tay đặt trên bàn, liền tò mò lấy ra xem. Thì ra đó là nhật kí của Minh Phương. Tranh thủ khi bạn chưa lên, tôi lén mở cuốn nhật ký ra đọc.

Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng nói của Phương vang lên:

- Sao cậu lại đọc trộm nhật ký của tớ? Cậu thật là quá đáng!

Tôi vội vã gấp quyển nhật kí lại, đặt xuống bàn. Rồi quay lại thì thấy khuôn mặt Phương đang rất tức giận. Tôi ấp úng:

- Tớ… xin… lỗi…

Chưa kịp nói hết câu thì Phương đã đi xuống nhà. Tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Tôi rất muốn nói lời xin lỗi, nhưng khi xuống dưới nhà thì không thấy Phương đâu. Bởi vậy, tôi đành chào bố mẹ của Phương rồi ra về.

Về đến nhà, tôi đã suy nghĩ rất lâu. Sau đó, tôi đã gọi điện cho Phương. Nhưng mẹ của bạn nói Phương không muốn nghe máy. Lúc này, tôi cảm thấy buồn bã và hối hận lắm. Tôi tự nhủ rằng ngày mai sẽ đến xin lỗi bạn. Sáng hôm sau, tôi đến thật sớm. Khi nhìn thấy bạn, tôi đã chạy đến:

- Minh Phương ơi, cho tớ xin lỗi cậu nhé!

- Thu này, tớ cũng xin lỗi vì hôm qua đã quát bạn nhé!

- Không đâu, tớ mới là người có lỗi. Tớ đã đọc trộm nhật ký của cậu. Ai cũng có quyền tức giận khi gặp phải tình huống này. Tớ mong cậu sẽ tha thứ cho tớ và chúng ta vẫn sẽ là bạn tốt của nhau.

Phương mỉm cười nhìn tôi:

- Ừ, vậy chúng mình làm hòa nhé?

Tôi và Minh Phương vẻ bắt tay nhau làm hòa. Từ đó trở đi, chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn.

Một trải nghiệm buồn nhưng đã giúp tôi nhận được bài học quý giá. Không chỉ vậy, qua trải nghiệm, tình bạn của tôi cũng gắn bó và khăng khít hơn.

  1. Trao đổi, góp ý

Học sinh tự trao đổi, góp ý


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác