Đáp án tiếng Việt 4 Kết nối bài 14 Trong lời mẹ hát

Đáp án bài 14 Trong lời mẹ hát. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 14: TRONG LỜI MẸ HÁT

PHẦN ĐỌC

Khởi động: Kể cho bạn nghe một kỉ niệm với người thân mà em nhớ nhất. Nêu cảm nghĩ của em khi nhớ về kỉ niệm ấy.

Đáp án chuẩn:

Kỉ niệm về ông nội thật đáng trân trọng. Em còn nhớ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn chăm cây. Lúc ấy, em hay chạy theo ông. Ông đã dạy em cách chăm sóc từng loại cây. Không chỉ vậy, em còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Em rất yêu ông nội của mình. Tuy ông không còn sống, nhưng em vẫn sẽ mãi nhớ những kỉ niệm về ông.

Câu 1: Khổ thơ nào cho thấy ngay từ thuở thơ ấu, bạn nhỏ đã được nghe mẹ kể chuyện cổ tích, hát ru những bài ca dao?

Đáp án chuẩn:

Khổ thơ đầu.

Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp, gần gũi được gợi ra từ bài hát của mẹ.

Đáp án chuẩn:

  • cánh cò trắng
  • dải đồng xanh
  • con gà

Câu 3: Qua cảm nhận của bạn nhỏ về mẹ ( ở khổ thơ thứ ba), em thấy bạn nhỏ là người như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Bạn nhỏ là người biết suy nghĩ, biết thương mẹ, thấu hiểu được sự hi sinh của mẹ.

Câu 4: Dựa theo nội dung ở khổ thơ thứ tư, đóng vai bạn nhỏ để nói lời tâm sự với mẹ.

Đáp án chuẩn:

Nếu là bạn nhỏ, em sẽ nói cảm ơn vì những gì mà mẹ đã dành cho con, cả cuộc đời mẹ vất vả nuôi con, sự hi sinh của mẹ sẽ giúp con thành người trở thành người có ích.

Câu 5: Theo em, bài thơ Trong lời mẹ hát muốn nói về điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Những kỉ niệm thân thương thời thơ ấu.

B. Lòng biết ơn đối với cha mẹ

C. Vẻ đẹp và ý nghĩa của những bài hát ru.

Đáp án chuẩn:

Đáp án C. 

Câu 6: Tìm hình ảnh nhân hóa trong bài thơ Trong lời mẹ hát

Đáp án chuẩn:

  • Tuổi thơ chở đầy cổ tích
  • Thời gian chạy qua tóc mẹ
  • Trong lời mẹ hát có cả cuộc đời hiện ra
  • Lời ru chắp con đôi cánh

Câu 7: Viết 2-3 câu về những việc mẹ đã làm cho em, trong đó có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn.

Đáp án chuẩn:

Ngay từ khi em sinh ra, mẹ đã chăm sóc không rời tay. Từ bé đến lớn, mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho em.

VIẾT

Câu 1: Chuẩn bị

- Chọn sự việc đã tham gia hoặc chứng kiến ( ví dụ: thăm viện bảo tàng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi gia đình thương binh - liệt sĩ, tặng quà người già, ch  ào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.....)

- Nhớ lại những hoạt động, việc làm chính và sắp xếp theo đúng trình tự.

Đáp án chuẩn:

- Chọn các sự kiện: thăm lăng Bác

- Các hoạt động: thăm viếng, suy nghĩ về chuyến thăm lăng bác.…

Câu 2: Lập dàn ý

Đáp án chuẩn:

I. Mở bài

- Giới thiệu về lí do, nhân dịp gì em được đến thăm lăng Bác: Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.

II. Thân bài

- Khung cảnh ở trong lăng Bác Hồ:

+ Không gian, quang cảnh ra sao? không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính

+ Con đường đi vào lăng thế nào? Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ

+ Cây cối trong lăng: Trước thềm lăng là hai cây đại to, nở hoa vàng rực, những chậu hoa rực rỡ sắc màu, hương thơm man mác thoảng theo làn gió. Sau một chặng đường dài, cuối cùng lớp tôi cũng đã vào bên trong lăng Bác.

+ Hình ảnh Bác trong lăng thế nào để lại ấn tượng gì trong em: Bác nằm đó, an lành trong giấc ngủ, nét mặt rạng ngời

III. Kết bài

- Tình cảm, cảm xúc ấn tượng của em trong chuyến viếng thăm lăng Bác: Nhớ về Bác, em càng thấm thía lời dạy năm xưa Bác. Em tự nhủ phải cố gắng học tập để tương lai góp phần xây dựng đất nước.

Câu 3: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

Đáp án chuẩn:

Học sinh tự thực hiện

NÓI VÀ NGHE

Câu 1: Nói

- Dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động viết, em hãy thuật lại sự việc theo yêu cầu.

- Khi nói, em cần kết hợp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,....

- Em có thể kết hợp giới thiệu tranh, ảnh, video.... ghi lại việc làm thể hiện truyền thống Uống nước nhớ ngồn mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.

Đáp án chuẩn:

Trước khi kết thúc năm học, trường em đã tổ chức cho học sinh đến viếng lăng Bác.

Hôm đó, em dậy từ rất sớm và được bố đưa đến trường. Đúng bảy giờ, đoàn xe bắt đầu xuất phát. Em cảm thấy vô cùng háo hức vì đây là lần đầu tiên được đến viếng lăng Bác. Trên đường đi, anh hướng dẫn viên du lịch đã bắt nhịp cho chúng tôi hát vang những bài ca về Bác Hồ kính yêu.

Khoảng một tiếng sau thì xe đến nơi. Các lớp được thầy cô hướng dẫn, sắp xếp thành các hàng, và theo từng khối lớp di chuyển vào viếng Bác Hồ. Đường đi bộ vào lăng Bác khá dài, trời lại nắng nhưng dù có phải chờ đợi lâu đến đâu, chúng em vẫn trật tự, im lặng …

Giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Phía trước Lăng là dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Trước thềm lăng là hai cây đại to, nở hoa vàng rực, những chậu hoa rực rỡ sắc màu, hương thơm man mác thoảng theo làn gió. Sau một chặng đường dài, cuối cùng lớp tôi cũng đã vào bên trong lăng Bác. Không khí trong Lăng tĩnh lặng và trang nghiêm. Dòng người nhẹ nhàng di chuyển, mắt hướng về nơi Bác đang yên nghỉ. Bác nằm đó, an lành trong giấc ngủ, nét mặt rạng ngời. Tim em như nghẹn lại, bước chân như cố níu chậm hơn để được nhìn ngắm Bác lâu hơn. Hàng người vẫn đi chậm rãi, ngay ngắn.

Ra khỏi Lăng, các anh chị hướng dẫn viên dẫn chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.

Nhớ về Bác, em càng thấm thía lời dạy năm xưa Bác. Em tự nhủ phải cố gắng học tập để tương lai góp phần xây dựng đất nước.

Câu 2: Trao đổi, góp ý:

  • Nội dung sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ ngồn.
  • Trình tự của sự việc đúng với thực tế.
  • Suy nghĩ, cảm xúc của người nói được thể hiện qua lời nói, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ

Đáp án chuẩn:

Học sinh tự thực hiện.

Câu 3: Chia sẻ với người thân suy nghĩ, cảm xúc của mình về những việc làm góp phần giữ gìn truyền thống Uống nước nhớ nguồn.

Đáp án chuẩn: 

Chúng ta cần phải biết trân trọng, ghi nhớ công lao của họ. Dân tộc Việt Nam vốn trọng ơn nghĩa. Để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. 

Câu 2: Tìm đọc một chuyện về lòng biết ơn

Đáp án chuẩn:

Vị khách tốt bụng

"Một du khách nhìn thấy một cụ bà đang đứng bên bờ một dòng suối lênh láng nước sau một trận mưa lớn. Trông bà có vẻ rất lo lắng và bất đắc dĩ phải băng qua nó.

Người khách du lịch tiến lại gần và hỏi bà lão:

“Bà ơi, bà có muốn con cõng bà vượt suối không?”

Bà lão rất ngạc nhiên và lẳng lặng gật đầu đồng ý. Anh cõng bà băng qua suối và anh dần đuối sức. Sau khi sang bờ bên kia, bà lão vội vội vàng vàng rời đi mà không nói lời cảm ơn nào. Vị du khách đang rã rời vì đuối sức kia có chút hối tiếc vì giúp đỡ bà lão ấy. Anh không mong cầu bà báo đáp, nhưng nghĩ rằng chí ít thì bà cũng nên nói với anh đôi lời bày tỏ sự cảm kích.

Vài giờ sau, du khách này đi tới vùng núi. Đó là một hành trình đầy gian nan với anh, chân của anh bị côn trùng cắn sưng tấy. Lát sau, trên đường đi, có một thanh niên bắt kịp theo anh và nói: “Cảm ơn anh đã giúp bà tôi. Bà bảo anh sẽ cần những thứ này và muốn tôi mang chúng đến cho anh.”

Nói đoạn, cậu ấy lấy ra một ít thức ăn và thuốc men trong túi ra. Hơn nữa anh còn dắt thêm một con lừa và giao nó cho du khách tốt bụng. Vị du khách không ngừng nói cảm ơn anh thanh niên. Sau đó người thanh niên này nói tiếp: “Bà của tôi không nói được, cho nên bà muốn tôi thay mặt bà cảm ơn anh!”

Bài học cuộc sống:

- Lòng tốt của bạn khi cho đi sẽ luôn luôn được đền đáp xứng đáng dù là sớm hay muộn. Biết ơn, trả ơn là điều cần thiết trong cuộc sống. Khi nhận được sự giúp đỡ của người khác hãy biết nói lời cảm ơn vì họ đã giúp đỡ mình, lòng biết ơn của bạn sẽ làm cho lòng tốt được nhân lên trong cuộc sống. Những người trao đi lòng tốt cũng cảm thấy xứng đáng hơn.

- Hãy học cách trao yêu thương đến mọi người, chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh nếu có thể đặc biệt là người già, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật,... khi thấy họ gặp khó khăn.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác