Đáp án tiếng Việt 4 Kết nối bài 22 Cái cầu
Đáp án bài 22 Cái cầu. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI 22: CÁI CẦU
PHẦN ĐỌC
Khởi động: Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết.
Đáp án chuẩn:
Cây cầu Đại Nga được xây dựng vào đầu thế kỉ XXI với bắc ngang sông Đại Nga. Cây cầu này tương đối chắc, nó đã phải chịu mưa chịu nắng cả hơn chục năm nên chắc cũng mệt nên đã có chỗ nứt nẻ rồi. Hai bên là những hàng rào cầu dài và cứng, được sơn mạ vàng trông rất đẹp.
Câu 1: Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong?
Đáp án chuẩn:
Xe lửa sắp qua.
Câu 2: Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị?
Đáp án chuẩn:
- Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước.
- Cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông.
- Cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi.
- Cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió.
- Cái cầu tre bắc qua sông máng.
- Cái cầu treo lối sang bà ngoại.
- Cái cầu ào mẹ thường đãi đỗ.
Câu 3: Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ?
Đáp án chuẩn:
Quê hương của bạn nhỏ là vùng sông nước và có thuyền buồm tấp nập qua lại.
Câu 4: Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
Bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu trong bức ảnh của cha, là "cái cầu của cha”. Vì đối với bạn nhỏ thì đó là cây cầu do chính cha bắc cho xe lửa chạy qua sông sâu. Điều đó khiến cây cầu vốn xa lạ trở nên gần gũi và thân thương. Nói tình yêu quê hương, đất nước bắt nguồn từ tình yêu đối với những điều bình dị nhất là vì vậy.
Câu 5: Nêu nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ.
Đáp án chuẩn:
Tình cảm của bạn nhỏ với những cây cầu thể hiện tấm lòng, tình yêu thương, trân quý, biết ơn đối với công sức của bao người gây dựng, qua đó có thể thấy được tình yêu với quê hương, con người đất nước của bạn nhỏ.
Câu 6: Tìm những hình ảnh so sánh trong bài thơ. Theo em, so sánh đó có gì thú vị?
Đáp án chuẩn:
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại
và Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ
-> Nhấn mạnh tình yêu tha thiết của bạn nhỏ dành cho những cây cầu. Những cây cầu nối đôi bờ xa cách, giúp những con người, những miền quê gần gũi nhau hơn. Những cây cầu cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Với bạn nhỏ, những cây cầu nhỏ bé cũng là nơi ghi dấu bao kỉ niệm thân thương về gia đình, người thân.
Câu 7: Bài thơ có những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?
Đáp án chuẩn:
Con sáo và con kiến, con nhện được nhân hóa. Chúng được nhân hóa bằng cách tả chúng giống như con người biết bắc cầu.
Câu 8: Em thích hình ảnh so sánh hay nhân hóa nào trong bài thơ? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
Em thích câu "Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ" vì đó là câu thơ có hình ảnh rất sáng tạo, đầy ngộ nghĩnh của tác giả.
VIẾT
Câu 1: Chuẩn bị
Lựa chọn cây để miêu tả
Lựa chọn trình tự miêu tả cây
Quan sát hoặc nhớ lại kết quả em đã quan sát
Đáp án chuẩn:
Lựa chọn cây để miêu tả: Cây na, cây bàng, cây phượng..
Lựa chọn trình tự miêu tả cây: tả từng bộ phận của cây hay tả đặc điểm của cây theo từng thời kì phát triển
Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo.
Câu 2: Lập dàn ý
Đáp án chuẩn:
1. Mở bài: Giới thiệu loài cây bóng mát - cây bàng
- Cây bàng ai trồng?
- Cây bàng được trồng ở đâu? Bao lâu rồi?
2.Thân bài:
a.Tả bao quát cây bàng:
- Dáng cây to, cao 5-7 mét, nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che rợp bóng cả một khoảng sân rộng.
- Cây bàng thay đổi theo các mùa trong năm rất đẹp. Bàng là loài cây thân thiết với nhiều bạn học sinh.
- Cây bàng phủ bóng mát cả một vùng trong sân trường.
b.Tả chi tiết cây bàng:
- Thân cây to, cao có màu nâu, thô ráp, phải hai đến ba người ôm mới xuể.
- Từ thân chính có rất nhiều cành, tán lá chĩa ra nhiều hướng.
- Lá bàng lớn khoảng bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt và bóng hơn.
- Trên mặt lá có những đường gân như những mạc máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên lá cây.
- Rễ cây như những con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất. Cành cây tỏa ra tứ phía, cành lá xum xuê . Mỗi cành cây có những chùm lá tập trung về từng phía.
- Gốc bàng là nơi vui chơi, trú ẩn tránh khỏi nắng mưa.
- Trái bàng có hình thoi, màu xanh, khi trái bàng chín ngả sang màu vàng, sau cùng là màu đỏ. Bên trong quả có nhân, đập ra có thể ăn, vị bùi bùi ngòn ngọt và hơi chát đầu lưỡi.
- Trong những giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây. Các bạn nam chơi đá bóng, tâng cầu. Còn các bạn nữ chơi nhảy dây, ô ăn quan. Cây bàng đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm. Nó trở thành một kỉ niệm không bao giờ quên với em dù sau này có xa mái trường tiểu học thân yêu. Những chú ve trên vòm cây cùng nhau tấu lên những bản nhạc chào mừng nàng hạ ghé qua mang lại không gian nhộn nhịp cho cuộc đời.
c. Tả cây bàng qua từng mùa:
– Mùa xuân:
+ Cây bàng xuất hiện nhiều chồi non mơn mởn.
+ Cuối xuân lá bàng xanh phủ kín cây bàng.
– Mùa hạ:
+ Cây bàng rất nhiều lá, lá bàng ngả sang màu xanh đậm.
+ Những lá bàng che chở, làm bóng mát.
+ Mùa của những chú chim đua nhau làm tổ.
– Mùa thu:
+ Lá cây bàng ngả màu sang nâu, vàng…
+ Quả bàng bắt đầu chín vàng, thỉnh thoảng còn rơi xuống đất.
– Mùa đông:
+ Thân cây sần sùi, khô ráp, co lại như chống chọi với gió và rét.
+ Cành cây lẻ loi trơ trọi với thời tiết.
+ Lá rụng gần hết, cành cây khẳng khiu. Lác đác còn vài lá bàng khô.
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về cây bàng
- Em rất yêu thích cây bàng vì cây không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn là niềm kí ức đẹp trong tâm hồn em.
Câu 3: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý
Về bố cục
Về trình tự miêu tả
Về việc lựa chọn những đặc điểm của cây để miêu tả
Đáp án chuẩn:
Về bố cục: đã đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài hay chưa
Về trình tự miêu tả: hợp lý hay chưa
Về việc lựa chọn những đặc điểm của cây để miêu tả: đã đầy đủ hay chưa
NÓI VÀ NGHE
Câu 1: Nghe kể chuyện.
Đáp án chuẩn:
Học sinh nghe kể.
Câu 2: Kể lại câu chuyện theo tranh.
Đáp án chuẩn:
- Tranh 1: Vào kì nghỉ hè, Bình được mẹ cho về quê chơi.
- Tranh 2: Khi về quê, Bình nhào vào lòng bà nội.
- Tranh 3: Bình được bà dẫn ra biển bắt cá cùng chị.
- Tranh 4: Cậu cho Bình lên thuyền chơi.
- Tranh 5: Kì nghỉ hè đã hết thúc, Bình tạm biệt bà và chị để cùng mẹ về thành phố.
Câu 3: Dựa vào nội dung câu chuyện, đặt tên cho từng tranh ở trên.
Đáp án chuẩn:
- Tranh 1: Về quê
- Tranh 2: Ôm bà.
- Tranh 3: Chiều bờ biển
- Tranh 4: Chuyến du ngoạn trên thuyền
- Tranh 5: Lưu luyến
Câu 4: Kể tóm tắt câu chuyện " Về quê ngoại" cho người thân nghe.
Đáp án chuẩn:
HS tự thực hiện.
Câu 5: Tìm đọc một bài thơ hoặc bài ca dao về quê hương, đất nước.
Đáp án chuẩn:
1. Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
2. Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
3. Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.
4. Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây
5. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận