Đáp án tiếng Việt 4 Kết nối bài 5 Thằn lằn xanh và tắc kè

Đáp án bài 5 Thằn lằn xanh và tắc kè. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 5: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ

PHẦN CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật

Đáp án chuẩn:

Bài tham khảo 1:

Cá là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh), có mang (một số loài có phổi) và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 31.900 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống. Sự biến nhiệt cho phép thân nhiệt của chúng biến đổi theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, mặc dù một số loài cá lớn có hoạt động bơi lội tích cực như cá mập trắng lớn và cá ngừ có thể duy trì một nhiệt độ cơ thể cao hơn

Bài tham khảo 2:

Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau.   Nhiệt độ:  Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-320C, thích hợp nhất là 25-320C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh. Độ mặn: Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%. Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon. pH:  Môi trường có độ HP từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ PH thấp bằng 4. Oxy hòa tan:  Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hòa tan trong nước của cá rô phi ở mức 

PHẦN ĐỌC:

Bài đọc: Thằn lằn xanh và tắc kè - Theo Sâng Lê - kha - na

Câu 1: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ?

Đáp án chuẩn:

- Thằn lằn xanh tự giới thiệu mình thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.

- Tắc kè tự giới thiệu mình thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối.

Câu 2: Vì sao hai bạn muốn đối cuộc sống cho nhau?

Đáp án chuẩn:

Vì 2 bạn cảm thấy thích về cuộc sống của nhau khi cả 2 đã quá quen với cuộc sống thường ngày của mình.

Câu 3: Hai bạn đã nhận ra điều gì thay đổi môi trường sống của mình?

- Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống.

- Về hậu quả của việc thay đổi môi trường sống.

Đáp án chuẩn:

- Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè nên không thể kiếm ăn. 

- Tắc kè cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày nên cũng không thể kiếm ăn. 

Câu 4: Các bạn cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình? 

Đáp án chuẩn:

Các bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi được là chính mình. 

Câu 5: Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung tương ứng vỡi mỗi ý dưới đây:

a. Thằn lằn xanh và tắc kè vui vẻ trờ lại cuộc sống của mình.

b. Thằn lằn xanh không thích nghị được với cuộc sống của tắc kè.

c. Tắc kè không chịu được khi sống cuộc sống của thần lằn xanh.

Đáp án chuẩn:

a. Đoạn văn cuối cùng của câu chuyện: "Thế là hai bạn ... về cuộc sống".

b. Đoạn văn: "Thằn lằn xanh nhận ra... Mình đói quá rồi!".

c. Đoạn văn: "Trong khi đó, tắc kè ... Mình đói quá rồi!".

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về danh từ

Câu 1: Tìm trong đoạn văn những danh từ phù hợp với mỗi nhóm:

BÀI 5: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ

Tổ vành khuyên nhỏ xinh nằm lọt thỏm giữa hai chiếc lá bưởi. Mẹ vành khuyên cẩn thận khâu hai chiếc lá lại rồi tha cỏ khô về đan tổ bên trong. Đêm đêm, mùi cỏ, mùi lá bưởi thơm cả vào những giấc mơ. Mấy anh em vành khuyên nằm gối đầu lên nhau,mơ một ngày khôn lớn sải cánh bay ra trời rộng.

(Theo Trần Đức Tiến)

Đáp án chuẩn:

  • Danh từ chỉ thời gian: đêm đêm, một ngày
  • Danh từ chỉ con vật: vành khuyên
  • Danh từ chỉ cây cối: lá, bưởi,cỏ

Câu 2: Tìm tiếp các danh từ chỉ người cho mỗi nhóm:

BÀI 5: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ

Đáp án chuẩn:

  • Trong gia đình: mẹ, bố, ông, bà, anh, chị, em, cháu,..

  • Trong trường học: thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, hiệu phó, bạn bè, học sinh, sinh viên,...

  • Trong trận bóng đá: cầu thủ, tiền vệ,  thủ môn, hậu vệ, tiền đạo,…

Câu 3: Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên nào có thể thay cho mỗi bông hoa dưới đây?

BÀI 5: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ

(Theo Phạm Khải)

Đáp án chuẩn:

Buổi trưa, mặt trời tỏa nắng gay gắt, chói chang. Bỗng từ đâu mây đen kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió cuồn cuộn thổi. Chớp lóe lên từng hồi sáng rực. Sấm nổ đì đùng. Rồi mưa ầm ầm trút xuống. Không gian đẫm nước. 

Câu 4: Đặt 3 câu có chứa danh từ:

a. Chỉ một buổi trong ngày

b. Chỉ một ngày trong tuần

c. Chỉ một mùa trong năm

Đáp án chuẩn:

a. Sáng nay, mẹ tôi vẫn đèo tôi đi học bằng con xe Dream đã cũ trên con đường quê quanh co. 

b. Vào ngày mai, chúng tôi có bài kiểm tra Văn. 

c. Mùa xuân là mùa của sinh sôi nảy nở, của hoa thơm trái ngọt. 

PHẦN VIẾT

Trả bài viết đoạn văn nêu ý kiến

1. Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

2. Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô rồi sửa lỗi.

- Cách viết mở đầu, triển khai, kết thúc

- Cách trình bày lí do và dẫn chứng

- Cách dùng từ, đặt câu

- Chính tả

3. Đọc bài làm của bạn và nêu những điểu em muốn học tập

4. Viết lại một số câu văn cho hay hơn

Đáp án chuẩn:

Học sinh nghe nhận xét của giáo viên và chữa lại bài làm của mình để hoàn thiện tốt nhất. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác