Đáp án tiếng Việt 4 Kết nối bài 22 Bức tường có nhiều phép lạ

Đáp án bài 22 Bức tường có nhiều phép lạ. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 22: BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ

PHẦN ĐỌC:

Bài đọc: Bức tường có nhiều phép lạ - Theo Phong Thu

Câu 1: Tìm chi tiết tả không gian nơi Quy đang ngồi học.

Đáp án chuẩn:

- Quy đọc nhầm đề bài tập làm văn

- Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. 

Câu 2: Hành động và suy nghĩ nào của Quy cho biết Quy đang gặp khó khăn với bài làm văn?

Đáp án chuẩn:

- Hành động: chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. 

- Quy thở dài: “Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”

Câu 3: Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ?

Đáp án chuẩn:

Vì bố Quy là một người viết văn và có khi ông tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt rồi ông lại cầm bút viết lia lịa, quên cả ăn cơm. 

Câu 4: Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa? Tìm câu trả lời đúng.

A. Vì những trận mưa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bố.

B. Vì bố muốn Quy tả những trận mưa mà bố đã từng gặp.

C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp.

D. Vì bố muốn Quy nhớ về bà nội của mình.

Đáp án chuẩn:

Đáp án C.

Câu 5: Theo em, vì sao Quy có thể làm được bài văn mà không cần nhìn bức tường có nhiều phép lạ nữa?

Đáp án chuẩn:

vì bố đã gợi cho Quy nhớ đến những cơn mưa mà cậu đã gặp, đã biết. 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm 3 - 5 tính từ chỉ đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động có trong bài Bức tường có nhiều phép lạ.

Đáp án chuẩn:

- xanh mát

- lia lịa

- tủm tỉm

- ngơ ngác

- bồng bềnh

- rào rào

Câu 2: Viết 2 - 3 câu tả một cơn mưa, trong đó có sử dụng những tính từ tả tiếng mưa. 

Đáp án chuẩn:

Bài tham khảo 1:

Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp rơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cùng lúc đó mưa xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập. Sau 30 phút mưa ròng rã thì đã tạnh hẳn. Những chú chim lại bay tới hót líu lo. Bầu trời quang đãng hẳn, không khí trong lành và dễ chịu hơn. Mặt trời lộ ra với bảy sắc cầu vồng. Cây cối như vừa được tắm hả hê, vươn lên với một sức sống mới.

Bài tham khảo 2:

Mưa rơi lộp bộp mái nhà, chảy thành dòng xuống máng hứng nước của ba. Những cành cây cam, cây khế xòe rộng ra để hứng những dòng nước mát lành. Luống rau muống của mẹ trồng cười hả hê thích thú. Chỉ có những nụ hoa mười giờ là cụp mặt xuống buồn rầu.

PHẦN VIẾT

Viết hướng dẫn thực hiện một công việc

Đề bài: Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích. 

Đáp án chuẩn:

Chuẩn bị:

  • Giấy màu, giấy trắng

  • Kéo và bút

Cách làm đồ chơi bằng giấy hình con gà:

  • Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, mẹ áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó. 

  • Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau 

  • Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới

  • Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên là mẹ đã hoàn thành con gà cho bé rồi. 

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Kể chuyện

Nhà phát minh và bà cụ - Theo Tiếng Việt 3, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016

Câu 1: Nghe kể chuyện và ghi lại những sự việc chính. 

Đáp án chuẩn:

- Học sinh nghe giáo viên kể chuyện. 

Câu 2: Kể lại câu chuyện. 

Đáp án chuẩn:

1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.

2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :

- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?

- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?

- Đi xe  đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.

3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:

- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:

- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.

4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện  và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :

- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !

Bà cụ cười móm mém :

- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !

Câu 3: Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì ? Vì sao ? 

Đáp án chuẩn:

Ê-đi-xơn là nhà bác học tài ba người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã có hàng ngàn phát minh góp phần làm cho cuộc sống của loài người thêm văn minh, tiến bộ. Vì khoa học làm cho đời sống con người ngày càng văn minh tiến bộ hơn. Nhờ khoa học, nhiều máy móc được chế tạo làm cho con người đỡ vất vả. Khoa học được áp dụng vào việc chữa bệnh giúp con người thêm khoẻ mạnh, sống lâu. Nhờ khoa học, những thứ hàng hoá phục vụ đời sống ngày càng nhiều làm cho cuộc sống thêm đầy đủ, sung sướng...

PHẦN VẬN DỤNG 

Câu 1: Kể cho người thân nghe câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ

HS tự kể câu chuyện cho người thân nghe.

Câu 2: Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học

Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.

Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.

Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.

AnhxtanhAnhxtanh khi còn đi học. Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.

Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.

Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.

Chính những câu hỏi có vấn đề của Einstein khi còn đi học đã giúp ông trở thành nhà khoa học lỗi lạc sau này. Chính những câu hỏi có vấn đề của Einstein khi còn đi học đã giúp ông trở thành nhà khoa học lỗi lạc sau này.

Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác