Đáp án tiếng Việt 4 Kết nối bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì I (Phần 1 - Ôn tập)

Đáp án bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì I (Phần 1 - Ôn tập). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 1: ĐIỀU KÌ DIỆU

TIẾT 1-2

Câu 1: Dựa vào mỗi đoạn trích dưới đây, nói tên bài đọc. 

a. Bạn có thấy lạ không/ Mỗi đứa mình một khác/ Cùng ngân nga câu hát/ Chẳng giọng nào giống nhau.

b. "Các em đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai."

c. Thằn lằn xanh trở về với của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. 

d. "Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về."

e. "Tại sao mình không thể trở thành một tay trống nhỉ?" - Cô bé khẽ hỏi những con sóng xô bờ. 

g. "Đúng rồi, mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng con ạ. Con người cũng vậy."

Đáp án chuẩn:

a. Điều kì diệu

b. Thi nhạc

c. Thằn lằn xanh và tắc kè

d. Đò ngang

e. Nghệ sĩ trống

g. Công chúa và người dẫn chuyện

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung của 1-2 bài đọc dưới đây:

BÀI 1: ĐIỀU KÌ DIỆU

Đáp án chuẩn:

- Tiếng nói của cỏ cây: Ta-nhi-a chăm sóc cây cối làm cho cây hồng và cây huệ nở hoa đẹp trong vườn nhà ông bà. 

- Tập làm văn: Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. Khi muốn miêu tả một sự vật, phải quan sát để tả đúng đặc điểm của sự vật đó

- Nhà phát minh 6 tuổi: Nhân vật Ma-ri-a là một nhân vật thiên tài rất đáng ngưỡng mộ, thông minh và tinh tường khi có thể hiểu và nhận ra được rất nhiều điều khi chỉ mới 6 tuổi.

Câu 3: Đọc lại một bài đọc trong chủ điểm 'Mỗi người một vẻ" hoặc "Trải nghiệm và khám phá", nêu chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất.  

Đáp án chuẩn:

Các chi tiết trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra "mỗi đứa mình một khác": 

"Có bạn thích đứng đầu

Có bạn hay giận dỗi

Có bạn thích thay đổi

Có bạn nhiều ước mơ." 

Câu 4: Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong các câu ca dao dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp.

1. Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

2. Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh

Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng

3. Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

4. Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản lâu đâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Danh từ chung

Danh từ riêng

Chỉ người

Chỉ vật

Chỉ hiện tượng tự nhiên

Tên người

Tên địa lí

 

 

 

 

 

Đáp án chuẩn:

Danh từ chung

Danh từ riêng

Chỉ người

Chỉ vật

Chỉ hiện tượng tự nhiên

Tên người

Tên địa lí

nàng, ai, chân, anh hùng, mặt

 chùa, phố, cành, chuông, canh, gà, chày, gương, cơm

 gió, khói, sương, trời, mưa, nắng, nước

 Tô Thị. Triệu Thị Trinh 

 Đồng Đăng,  Kỳ Lừa, Tam Thanh, Nông Cống. Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ

Câu 5: Nghe - Viết

Bài nghe: Đi máy bay Hà Nội - Điện Biên - Trần Lê Văn

Đáp án chuẩn:

Học sinh nghe theo giáo viên đọc và viết bài đúng chính tả, tránh sai sót, gạch xóa. 

TIẾT 3-4

Câu 1: Dựa vào từng gợi ý dưới đây, nói tên bài thơ và tên tác giả. Đọc một đoạn thơ hoặc bài thơ em thuộc.

(1) Bài thơ chia sẻ niềm vui và những khó khăn trong hành trình học chữ của các bạn nhỏ vùng cao. 

 

(2) Bài thơ là câu chuyện của một chú gà con kể với các bạn về những trải nghiệm thú vị của mình.  

 

Đáp án chuẩn:

 (1): Gặt chữ trên non

(2): Bầu trời trong quả trứng

Câu 2: Tìm câu chủ đề trong từng đoạn dưới đây:

a. Biển động. Gió thét trên những rừng dương. Sóng đập dữ dội vào mạn thuyền. Cây cột buồm rít lên, lá cờ đuôi nheo bay phần phật. Mưa cắt ngang mặt những tia nước lạnh. Bãi cát vật vã với nước, với sóng.

(Trần Nhật Thu)

b. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hoặc Tuần Châu,... ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng thang, bến cảng vọng lại.

(Theo Thi Sảnh)

c. Chuồn chuồn ngô mặc áo kẻ ca-rô đen vàng thích phơi mình ngoài nắng, trên ngọn chuối hoặc bờ ao. Chuồn chuồn ớt với bộ cánh đỏ rực hoặc vàng tươi, suốt ngày la cà hết chỗ này sang chỗ khác. Chuồn chuồn nước thích soi gương, ưa đứng im trên cọng khoai ngứa bên bờ ao ngắm bóng mình in dưới nước,... Ẻo lả và xinh xắn hơn cả là các bé chuồn kim, cả thân hình chỉ nhỉnh hơn chiếc kim khâu... Ngần ấy loại chuồn chuồn cũng đủ cho chúng tôi mê tơi trong suốt mùa hè.

(Theo Trần Đức Tiến)

Đáp án chuẩn:

a. Biển động.

b. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hoặc Tuần Châu,... ta có cảm giác như đi trước cửa gió. 

c. Ngần ấy loại chuồn chuồn cũng đủ cho chúng tôi mê tơi trong suốt mùa hè.

Câu 3: Tìm các động từ trong một đoạn văn (a, b hoặc c) ở bài tập 2.

Đáp án chuẩn:

a. động, thét, đập, rít, bay, cắt, vật vã

b. đi, ru, mang, vào, thổi, nghe, reo, vỗ, ran, vọng

c. mặc, phơi, la cà, thích, soi, đứng, ngắm, in, mê

Câu 4: Tìm thêm 2-3 động từ thích hợp với mỗi sự vật dưới đây:

học sinh

ong

cá 

cây

thuyền

chào

bay

bơi

mọc

trôi

Đáp án chuẩn:

học sinh

ong

cá 

cây

thuyền

chào

bay

bơi

mọc

trôi

đứng

đốt

nhảy

vươn

đậu

Câu 5: Viết đoạn văn (4-5 câu) theo chủ đề tự chọn, có chứa động từ ở bài tập 4. 

Đáp án chuẩn:

 “Hai vây xinh xinh
Cá vàng bơi trong bể nước
Ngoi lên lặn xuống
Cá vàng múa tung tăng”

Lời bài hát quen thuộc vang lên làm em nhớ đến người bạn nhỏ của em: chú cá vàng yêu quý được nuôi trong bể cá nhà em.

Bố em mua chú vào dịp đi chợ xuân năm ngoái và thả vào trong một bể cá lớn của bố và giao cho em chăm sóc chú. Từ ngày có chú cá cái bể cá nhà em như đẹp lên một cách lạ thường. Chú cá có một màu vàng óng lấp lánh rất đẹp, từng lớp vảy cá xếp lên nhau một cách xinh xắn. chú chỉ to bằng bàn tay của em. Chú có cái vây to, đẹp đẽ, mỗi khi chú bơi cái vây lại uốn lượn như một nghệ nhân múa thực thụ. Cái mắt của chú cá vàng to, lúc nào cũng ngơ ngác nhìn xung quanh. Cái miệng bè ra, lúc nào cũng mở ra, đóng lại. Ở đầu chú có hai cái mang, bố em bảo đó là bộ phận hô hấp của cá nên cái mang đó lúc nào cũng phập phồng để giúp chú cá thở. Cái đuôi chia làm 2 bên với những đường vân tuyệt đẹp. Cái bụng chú to ra mỗi khi em chú ăn, đó là công việc hàng ngày của em trước khi đi học là lấy lọ thức ăn cho cá rắc một ít xuống. mỗi lần như vậy chú ngoi lên đớp lấy đớp để. Ăn no xong chú tung tăng bơi qua, bơi lại trong chiếc bể xinh xắn, vờn những đám hoa trang trí của bể. chú cá nhỏ đó như dư thừa năng lượng vậy, em thấy lúc nào chú cũng bơi không bao giờ ngừng nghỉ. Nhìn chú xong em như tràn đầy năng lượng.

Em rất yêu chú cá vàng nhỏ của mình.

TIẾT 5

Câu 1: Đọc lời dưới tranh rồi tóm tắt câu chuyện.

Nai con Bam-bi - Theo Lưu Hồng Hà

Đáp án chuẩn:

HS tự kể lại câu chuyện

Câu 2: Viết mở bài hoặc kết bài cho câu chuyện Nai con Bam-bi theo ý em. 

Đáp án chuẩn:

Mở bài: Câu chuyện kể về sự lớn lên của một chú nai Bam-bi từ ngày còn thơ bé cho đến lúc trở thành một con nai trưởng thành đã được sống trong sự bao bọc, yêu thương và giúp đỡ của các loài vật.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác