Đáp án tiếng Việt 4 Kết nối bài 15 Gặt chữ trên non
Đáp án bài 15 Gặt chữ trên non. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 15: GẶT CHỮ TRÊN NON
PHẦN ĐỌC:
Bài đọc: Gặt chữ trên non - Bích Ngọc
Câu 1: Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? Những cảnh vật nào giúp em biết điều đó?
Đáp án chuẩn:
Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở trên vùng cao. Những cảnh vật giúp em nhận biết điều đó là:
- Nắng nhuộm hồng núi xanh/ Tiếng trống rung vách đá
- Bóng em nhòa bóng núi/ Hun hút mấy thung sâu
- Em đi tìm cái chữ/ Vượt suối lại băng rừng/ Đường xa chân có mỏi
- Lớp học ngang lưng đồi/.../ Gặt chữ trên đỉnh trời!
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao rất vất vả?
Đáp án chuẩn:
- Bóng em nhòa bóng núi/ Hun hút mấy thung sâu
- Em đi tìm cái chữ/ Vượt suối lại băng rừng/ Đường xa chân có mỏi
- Lớp học ngang lưng đồi/ Gặt chữ trên đỉnh trời!
Câu 3: Trên đường đi học, bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh nào? Theo em, những âm thanh đó đem lại cảm xúc gì cho bạn nhỏ?
Đáp án chuẩn:
Âm thanh của tiếng trống, tiếng sáo, chim hát ríu ran
Theo em, những âm thanh đó đem lại động lực đến trường đến lớp cho bạn nhỏ.
Câu 4: Theo em, hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi/ Chữ vẫn gùi trên lưng” thể hiện điều gì?
Đáp án chuẩn:
Nghị lực đến trường của các bạn nhỏ dù cho đường có xa, có gập ghềnh, trắc trở, có khó khăn hay trở ngại gì đi nữa thì cũng phải vượt qua bởi lẽ có con chữ, có học mới có thể giúp các bạn nhỏ thoát ra khỏi cảnh nghèo khó, thiếu thốn trên vùng cao.
Câu 5: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
Em thích hình ảnh: "Mắt em như sao sáng/ Gặt chữ trên đỉnh trời!" bởi vì đây là hai câu thơ thể hiện được nghị lực. sự nỗ lực và lòng quyết tâm khi không bỏ cuộc trước những khó khăn trắc trở ở vùng cao.
PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Cách dùng và công dụng của từ điển
Câu 2: Dựa vào các bước tìm nghĩa của từ theo ví dụ dưới đây, tìm nhanh nghĩa của các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu trong từ điển.
Đáp án chuẩn:
- cao ngất: Cao vút, tưởng chừng như quá tầm mắt.
- cheo leo: Cao và dốc, không có chỗ bấu víu, gây cảm giác rợn người, dễ làm người ta rơi ngã.
- hoang vu: Ở trạng thái hoang vắng, chưa có sự tác động của con người.
Câu 3: Những ý nào dưới đây nêu đúng công dụng của từ điển ?
A. Cung cấp thông tin về từ loại (danh từ, động từ, tính từ,...)
B. Cung cấp cách sử dụng từ thông qua các ví dụ.
C. Dạy cách nhớ từ.
D. Giúp hiểu nghĩa của từ.
Đáp án chuẩn:
A, B, D
PHẦN VIẾT
Viết bài văn kể lại một câu chuyện
Câu hỏi: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Đáp án chuẩn:
Bài tham khảo 1:
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.
Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra quả rất sai. Từng chùm quả chín vàng như nặng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khế mà vui mừng, tính đem bán để lấy tiền mua gạo.
Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: “Ăn một quả trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”
Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn về kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, đến một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.
Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đổi cho anh.
Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: “Ăn một quả trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”
Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu báu trên đảo, người anh vội vàng nhét đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vỗ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.
Bài tham khảo 2:
Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần mình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu Cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng còn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạch Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận