Đáp án tiếng Việt 4 Kết nối bài 1 Hải Thượng Lãn Ông

Đáp án bài 1 Hải Thượng Lãn Ông. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 1: HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG

PHẦN ĐỌC:

Câu 1: Hải Thượng Lãn Ông là ai? Vì sao ông quyết học nghề y?

Đáp án chuẩn:

- Một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta thời xưa.

- Vì ông nhận thấy biết chữa bệnh không chỉ cứu người mà còn giúp được người đời.

Câu 2: Hải Thượng Lãn Ông đã học nghề y như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Tự học do không tìm được thầy giỏi để học, ông về quê đóng cửa để đọc sách, vừa tự học vừa chữa bệnh giúp dân.

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy ông rất thương người nghèo?

Đáp án chuẩn:

- Nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, Lãn Ông đã tự tìm đến thăm.

- Ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn.

- Ông không những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Câu 4: Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam?

Đáp án chuẩn:

Vì bên cạnh việc làm thuốc chữa bệnh, ông đã dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hóa và lịch sử.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU 

Câu 1: Đoạn văn dưới đây có mấy câu? Nhờ đâu em biết như vậy?

     Anh em tôi ở cùng bà nội từ bé. Những đêm hè, bà thường trải chiếu ở giữa sân gạch. Bà ngồi đó xem chúng tôi chạy nhảy, nô đùa đủ trò. Bà biết nhiều câu chuyện cổ tích. Chúng tôi đã thuộc lòng những câu chuyện bà kể. Chẳng hiểu vì sao chúng tôi vẫn thấy háo hức mỗi lần được nghe bà kể chuyện?

(Theo Phương Trung)

Đáp án chuẩn:

Đoạn văn trên có 6 câu. Nhờ vào dấu chấm ngắt câu để nhận biết.

Câu 2: Xét các kết hợp từ dưới đây, cho biết trường hợp nào là câu, trường hợp nào chưa phải là câu. Vì sao?

BÀI 1: HẢI THƯỢNG LÃN ÔNGPHẦN ĐỌC:

Đáp án chuẩn:

- Các trường hợp là câu là:

  • Bà muốn sang đường phải không ạ?

  • Nam dẫn bà cụ sang đường

  • Bà cụ rất cảm động

  • Cảm ơn cháu nhé!

-> Vì có đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ nên các trường hợp trên là câu

- Các trường hợp không phải là câu là:

  • giúp đỡ người già

  • Nam và bà cụ

  • đã già yếu

-> Vì có đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ nên các trường hợp trên không phải là câu

Câu 3: Sắp xếp các từ ngữ dưới đây thành câu.

a, chữa bệnh / ông/ cứu người/ để

b, khám bệnh/ miễn phí/ ông/ cho ai

c, phải tập thể dục/ cháu/ nhé/ thường xuyên

d, lắm/ ông ấy/ thương người

Đáp án chuẩn:

a, Ông chữa bệnh để cứu người

b, Ông cho ai khám bệnh miễn phí

c, Cháu phải tập thể dục thường xuyên nhé

d, Ông ấy thương người lắm

Câu 4: Dựa vào tranh để đặt câu:

a, Một câu kể.

b, Một câu hỏi.

c, Một câu khiến.

d, Một câu cảm.

Đáp án chuẩn:

a, Bác sĩ đang làm sạch răng cho cô bé.

b, Bác sĩ đang làm gì cô bé vậy?

c, Cô bé phải nghe lời bác sĩ.

d, Bác sĩ nhổ răng đau quá!

VIẾT

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

     Nhỏ Thắm là cô bạn thân duy nhất của tôi. Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống... Tình cảm mà tôi cảm nhận được ở nhỏ Thắm là một tình bạn ấm áp và thân thiết. Chúng tôi thân nhau đến mức đứa này đã quen với sự có mặt của đứa kia bên cạnh. Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có  một ngày chúng tôi xa nhau. Vì vậy, khi nhỏ Thắm đi xa, tôi nhận ra tôi nhớ nó biết chừng nào. Và nói nữa, chắc nó cũng nhớ tôi lắm. Nhưng tôi tin rằng dù xa cách, tình bạn thânn thiết giữa tôi và nhỏ Thắm sẽ mãi mãi không thay đổi.

( Theo Nguyễn Nhật Ánh)

a, Tìm phần mở đầu, triển khai và kết thúc của đoạn văn trên.

b, Tìm nội dung tương ứng với từng phần của đoạn văn.

c, Tìm trong phần triển khai nội dung của đoạn:

- Câu nêu kỉ niệm về người bạn

- Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc.

- Suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn.

Đáp án chuẩn:

a, Phần mở đầu: Câu 1

Phần triển khai: Câu 2 đến câu 7

Phần kết thúc: Câu 8

b, Phần mở đầu: Giới thiệu về Thắm

Phần triển khai: Những kỉ niệm với thắm

Phần kết thúc : Cảm nghĩ về tình bạn với Thắm

c,

- Câu nêu kỉ niệm về người bạn: Câu 2

- Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc là: ấm áp, thân thiết, nhớ

- Suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn là: Câu 3

Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

Đáp án chuẩn:

- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc thường có 3 phàn mở đầu, triển khai và kết thúc.

- Phần mở đầu: Giới thiệu đối tượng hướng đến

- Phần triển khai: Nêu được tình cảm, cảm xúc đó là gì và được biểu lộ như thế nào

- Phần kết thúc: khẳng định lại tình cảm đó

Câu 3: Viết 2-3 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về Hải Thượng Lãn Ông.

Đáp án chuẩn:

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm và là một người giàu y đức, có tâm hồn và nhân cách cao đẹp - coi thường tiền bạc, vinh hoa, yêu thích cuộc sống tự do, thanh đạm. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập, noi theo.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác