Đáp án tiếng Việt 4 Kết nối bài 3 Anh em sinh đôi

Đáp án bài 3 Anh em sinh đôi. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 3: ANH EM SINH ĐÔI

PHẦN ĐỌC:

Bài đọc: Anh em sinh đôi - Châu Khuê

Câu 1: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Là anh em sinh đôi, giống nhau như đúc. Hồi còn nhỏ thì không ai nhận ra ai là anh, ai là em. 

Câu 2: Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh?

Đáp án chuẩn:

Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: "Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết."

Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc.

Câu 3: Theo em, vì sao Long không muốn giống anh của mình? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A.Vì Long không thích bị mọi người gọi nhầm.

B. Vì Long cảm thấy phiền hà khi giống người khác.

C. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.

Đáp án chuẩn:

Đáp án C.

Câu 4: Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Long nhận ra mình khác anh ở chỗ: 

- Lúc nào cũng nghiêm túc. 

- Long chậm rãi

Câu 5: Nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh thể hiện qua hành động, lời nói của từng nhân vật.

Đáp án chuẩn:

- Long: là người nghiêm túc, chậm rãi

- Khánh: là người hay cười, nhanh nhảu

=> 2 anh em chỉ giống nhau ở vẻ bề ngoài còn mỗi người mỗi vẻ. 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Danh từ chung, danh từ riêng

Câu 1: Xếp các từ trong bông hoa vào nhóm thích hợp.

BÀI 3: ANH EM SINH ĐÔI

Đáp án chuẩn:

- Người: Trần Thị Lý, Chu Văn An

- Thành phố: Hà Nội, Cần Thơ

- Sông: Bạch Đằng, Cửu Long

Câu 2: Chơi trò chơi: Gửi thư. 

Tìm hộp thư phù hợp với mỗi phong thư. 

BÀI 3: ANH EM SINH ĐÔI

Đáp án chuẩn:

- A: gọi tên một loại sự vật, viết thường

- B: gọi tên một sự vật cụ thể, riêng biệt và viết hoa

Câu 3: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây: 

Kim Đồng là người anh hùng nhỏ tuổi của Việt Nam. Anh tên thật là Nông Văn Dèn (có nơi viết là Nông Văn Dền), quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong lúc làm nhiệm vụ giao liên cho bộ đội ta, anh đã anh dũng hi sinh. Khi đó, anh vừa tròn 14 tuổi. 

Đáp án chuẩn: 

- Danh từ riêng: Kim Đồng, Việt Nam, Nông Văn Dèn (Dền), Nà Mạ, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng

- Danh từ chung: người, anh hùng, tên, quê, thôn, xã, huyện, tỉnh, nhiệm vụ, bộ đội, giao liên, tuổi

Câu 4: Tìm danh từ theo gợi ý dưới đây: 

BÀI 3: ANH EM SINH ĐÔI

Đáp án chuẩn: 

- Danh từ chung chỉ 1 dụng cụ học tập: bút chì, thước kẻ, cục tẩy, hộp bút,...

- Danh từ riêng gọi tên 1 người bạn: Lan, Mai, Hoa, Khuê,...

- Danh từ chung chỉ 1 nghề: kĩ sư, giáo viên, gia sư, ca sĩ,...

- Danh từ riêng gọi tên 1 con đường, con phố: Phạm Thận Duật, Khúc Thừa Dụ,... 

- Danh từ chung chỉ 1 đồ dùng gia đình: bếp ga, tủ lạnh, máy giặt,...

- Danh từ riêng gọi tên 1 đất nước: Việt Nam, Hà Lan, Đức,...

PHẦN VIẾT

Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc đã nghe. 

Đề 2: Viết đoạn văn nếu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe. 

Đáp án chuẩn:

Đề 1:

Người cha trong câu chuyện “Bó đũa” là một nhân vật khiến cho các anh em trong nhà hoà thuận với nhau hơn. Giữa tình thế chia rẽ, không yêu thương lẫn nhau trong gia đình. Nhân vật người cha đã thấu hiểu, suy nghĩ ra một bài học để các con hòa thuận nhau hơn để có một cuộc sống tốt đẹp với tình anh em. Bằng bài học câu chuyện về chiếc bó đũa Người cha đã dạy cho các anh em biết hòa thuận. Chỉ có như vậy mới đoàn kết chống lại mọi thế lực làm chia rẽ. Người cha còn cho con mình những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện, một người uyên bác dẫn lại đường lối hòa thuận cho các anh em chung một nhà.

Đề 2:

Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người. Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan, kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến mình thành “Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung”.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác