Đáp án tiếng Việt 4 Kết nối bài 25 Bay cùng ước mơ

Đáp án bài 25 Bay cùng ước mơ. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ

PHẦN ĐỌC:

Bài đọc: Bay cùng ước mơ - Văn Thành Lê

Câu 1: Tìm thông tin về bối cảnh diễn ra câu chuyện.

BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ

Đáp án chuẩn:

- Thời gian: buổi sáng trong ngày 

- Địa điểm: ở bãi cỏ lưng đồi

Câu 2: Các bạn nhỏ cảm nhận như thế nào khi quan sát ngôi làng và bầu trời?

Đáp án chuẩn:

  • Ngôi làng: những mái nhà cao thấp, nhấp nhô. Những rặng dừa cap vút ôm quanh ao phủ đầy bèo tây hoa nở tím lịm. Những vườn mía lá xanh rờn. Những vườn rau xanh mướt, với rất nhiều bù nhìn làm bằng rơm vàng óng hoặc nâu sậm, gắn thêm các mảnh áo mưa bay. 

  • Bầu trời: cao vời vợi và xanh thẳm. 

Câu 3: Các bạn nhỏ đã ước mơ những gì? Đóng vai một bạn nhỏ trong câu chuyện, nói về ước mơ của mình và giải thích vì sao mình có ước mơ đó.

Đáp án chuẩn:

- Tuyết ước mơ làm cô giáo. 

- Văn ước mơ làm chú bộ đội.

- Điệp ước mơ làm y tá. 

- Lê ước mơ thành lái xe.

- Thành mơ làm phi công. 

Mình là Tuyết. Mình ước mơ được làm họa sĩ. Vì từ bé, mình đã đam mê tái hiện các hình ảnh, sự vật lên không gian hai chiều. Do đó, mình đã tiếp xúc với màu, với giấy vẽ, bút vẽ. Hàng tuần, bố mẹ đều cho mình đến phố đi bộ Hồ Gươm. Ở đó, mình đã xem được hình ảnh các họa sĩ đường phố vẽ tranh. Mình sẽ nỗ lực để biến ước mơ thành hiện thực. 

Câu 4: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh.

Đáp án chuẩn:

Ước mơ của các bạn sẽ như những quả bóng bay thật cao, thật xa và một ngày nào đó trong tương lai những ước mơ đó sẽ trở thành hiện thực. 

Câu 5: Nếu tham gia vào câu chuyện của các bạn nhỏ, em sẽ kể những gì về ước mơ của mình?

Đáp án chuẩn:

Ước mơ được trở thành một họa sĩ giỏi. Ngay từ khi đi học mẫu giáo hay cấp một, khi em nhìn thấy những bức tranh, những bức vẽ vẽ lại những khoảnh khắc đẹp, những chân dung của ai đó khiến em cảm thấy người tạo nên nó thật kỳ diệu và tài năng. Mỗi khi nhìn thấy một khoảnh khắc nào đẹp trong cuộc sống em đều muốn vẽ nó thành một bức tranh. 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU 

Luyện tập về tính từ

Câu 1: Tìm từ ngữ thích hợp để tả độ cao tăng dần của mỗi con vật trong tranh. 

 

BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ

Đáp án chuẩn:

BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ

Câu 2: Đặt 3 câu có dùng từ hơi, khá, rất, quá, lắm kết hợp với từ chậm hoặc nhanh để tả đặc điểm của các con vật theo mẫu. 

BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ

Đáp án chuẩn:

- Gấu túi di chuyển hơi chậm.

- Con sên bò quá chậm.  

- Chậm như rùa. 

- Chú mèo di chuyển nhanh. 

- Ngựa phi khá nhanh. 

- Báo là loại động vật có tốc độ chạy rất nhanh. 

Câu 3: Tìm từ phù hợp thay cho mỗi ô vuông trong bảng dưới đây:

trăng trắng

trắng

trắng tinh

đo đỏ

đỏ

?

?

tím

?

?

xanh

?

Đáp án chuẩn:

trăng trắng

trắng

trắng tinh

đo đỏ

đỏ

đỏ rực

tim tím

tím

tím lịm

xanh xanh

xanh

xanh ngắt

Câu 4: Từ ngữ nào có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây?

BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ

Mặt trời vừa hé những tia nắng đầu ngày. Thoáng chốc, nắng đã bừng lên toả khắp nơi, khiến vạn vật đều rất vàng theo màu nắng. Những đám mây trôi rất chậm trên nến trời hơi xanh như dùng dằng chờ gió đến đẩy đi. Chờ mãi gió không tới, mây lại đứng soi mình xuống mặt hồ nước rất trong, phẳng lặng.

Đáp án chuẩn:

- rất vàng = vàng rực

- rất chậm = chầm chậm

- hơi xanh = xanh xanh

- rất trong = trong veo

PHẦN VIẾT

Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật

Câu 1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.

Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở hé đôi mắt nhỏ xíu như hạt đậu, thấy an toàn rồi, chú mới chịu chui ra ngoài.

Su có bốn chiếc chân tí hon. Mỗi bàn chân có năm ngón ngắn ngủn với những chiếc móng dài mà không hề sắc nhọn, bởi Su rất chăm chỉ tập đi bộ. Mảnh vườn nhỏ của ông bà em, không có chỗ nào mà chú chưa bò qua. Chăm đi bộ là thế, nhưng lần nào thi đi nhanh với em chú cũng thua.  Em bế chú lên và bảo: “Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!".

Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.

(Nguyễn Ngọc Minh Anh)

 

a. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn trên. Nêu nội dung chính của mỗi phần.

b. Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả đặc điểm gì của con rùa?

Đáp án chuẩn:

a.

- Mở bài: Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.: Giới thiệu về chú rủa nhỏ. 

- Thân bài: Chú rùa Su có cái mai rất cứng,... “Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!".: Miêu tả về đặc điểm của rùa. 

- Kết bài: Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.: Tình cảm của mình với chú rùa. 

b. Phần thân bài có 2 đoạn:

- Đoạn 1: Chú rùa Su...chui ra ngoài: Miêu tả đặc điểm của của rùa. 

- Đoạn 2: Su có bốn chiếc...tớ sẽ chờ!": Hoạt động của chú rùa

Câu 2: Nêu những điểm khác nhau giữa hai cách mở bài và hai cách kết bài dưới đây:

MỞ BÀI

Mở bài trực tiếp

Su là chú rùa nhỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

 

Mở bài gián tiếp

Trước đây, em luôn nghĩ rùa không đáng yêu vì đó là loài vật chậm chạp, nặng nề. Nhưng em đã thay đổi khi gặp Su. Su là chú rùa nhỏ ở nhà ông bà em. Chơi với Su, em phát hiện ra Su là con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu nhất mà em từng gặp.

 

KẾT BÀI

Kết bài không mở rộng

Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.

Kết bài mở rộng

Mỗi khi sang nhà ông bà chơi, em lại chăm sóc và chơi đùa với Su. Từ ngày có Su, em thường tìm đọc sách báo về rùa đá để hiểu hơn về Su. Su đúng là một người bạn thú vị.

   

Đáp án chuẩn:

- Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự vật mình định miêu tả.

- Mở bài gián tiếp: nói thêm những chi tiết khác để dẫn vào sự vật định miêu tả.

- Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết cảm nghĩ về sự vật đang miêu tả mà không bình luận gì thêm.

- Kết bài mở rộng: mở rộng thêm nội dung, đưa ra thêm nhiều vấn đề xung quanh sự vật được miêu tả.

Câu 3: Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật.

- Bố cục của bài viết

- Cách lựa chọn đặc điểm của con vật, cách miêu tả,...

- Cách trình bày bài viết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác