Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 14 Chân trời cuối phố
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 14: Chân trời cuối phố - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện là gì?
A. Cún
- B. Mèo
- C. Míc ki
- D. Cậu vàng
Câu 2: Nhân vật cún trong câu chuyện sống trong điều kiện như thế nào?
- A. Sống trong một ngôi nhà giàu có với chủ thương yêu
- B. Sống trong một chiếc chuồng nhỏ bé, chật chội
- C. Sống lang thang, không ai chăm sóc, nuôi dưỡng
D. Sống trong ngôi nhà nhỏ trong dãy phố với những mái tôn cũ kĩ và con đường lầy lội mùa mưa
Câu 3: Nhân vật cún có hình dáng như thế nào?
A. Cún nhỏ và có bộ lông trắng
- B. Cún to và có bộ lông màu nâu
- C. Không được nhắc đến trong bài
- D. Cún nhỏ bé, xinh xắn, dễ thương
Câu 4: Tính cách của cún trong câu chuyện trên?
- A. Tinh nghịch, phá phách, ham chơi
- B. Buồn bã, lười biếng, chán nản
C. Tò mò, năng động, ham học hỏi
- D. An phận với cuộc sống của mình
Câu 5: Những chi tiết nào cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài?
- A. Nằm cuộn tròn trên chiếc chổi rơm đầu hè, cún nghĩ: "Ở cuối phố có gì nhỉ?".
- B. Đầu tiên vì tò mò. Rồi tò mò chuyển thành bực mình
- C. Bực mình đến nỗi, đang nằm yên cún bỗng ngẩng cổ lên sủa: "Ắng! Ắng!.."
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Tại sao cún lại chưa một lần đi hết dãy phố của mình?
- A. Vì đường còn lầy lội
- B. Vì cún còn quá nhỏ
- C. Vì mỗi lần chú định ra cổng là người lớn trong nhà lại nhắc: "Cún, vào nhà!"
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Khi được người nhà mở cổng cho cún ra ngoài, cún cảm thấy thế nào?
- A. Buồn bã, chán nản
- B. Thất vọng
C. Mừng rỡ nhảy xuống sân rồi chạy vụt đi
- D. Không có bất kì cảm xúc gì
Câu 8: Khi được khám phá thế giới bên ngoài, cún thấy gì?
A. Bao nhiêu điều mới lạ mở òa trước mắt
- B. Thấy thế giới bên ngoài không có gì hứng thú, hấp dẫn
- C. Thấy thất vọng vì đã hi vọng quá nhiều
- D. Không đề cập trong văn bản
Câu 9: Khi được người nhà mở cổng cho ra ngoài, cún đã làm gì
- A. Quay lại vào trong nhà vì sợ chủ nhà nhắc nhở
B. Chú cứ thế phóng một mạch qua dãy phố yên ắng
- C. Chú sủa rất dài để thỏa mãn niềm vui
- D. Chú nhảy nhót, phấn khích, quyện quanh chủ
Câu 10: Cảnh vật hiện ra cuối dãy phố của cún được miêu tả như thế nào?
- A. Bên trái là bắt đầu một dãy phố khác
- B. Bên phải là bến sông với con đò đang trôi ra xa bờ
- C. Trước mặt, dọc bờ sông bên kia: làng quê với những bãi bờ, cây cối, nhà cửa,...
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu chuyện?
A. Nhân hóa
- B. So sánh
- C. Ẩn dụ
- D. Hoán dụ
Câu 12: Hành động của cún khi đứng một mình trên đường?
- A. Suy nghĩ về tương lai
- B. Đăm chiêu, tò mò, khám phá những cảnh vật xung quanh
C. Hết nhìn trước mặt lại ngó sang trái, sang phải
- D. Nghịch ngợm, chạy xông xáo vào các nhà trong phố
Câu 13: Tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc của cún trong văn bản
- A. buồn bã, chán nản, tự ti
- B. bực tức, ghen ghét, đố kị
C. tò mò, bực mình, mừng rỡ
- D. hào hứng, băn khoăn, sợ hãi
Câu 14: Tại sao cún lại có cảm xúc tò mò, bực mình và mừng rỡ?
- A. Vì cún bị nhốt quá lâu trong nhà
- B. Vì cún không được chủ thương yêu, chiều chuộng
- C. Vì cún không được chủ đáp ứng những yêu cầu của mình
D. Vì cún tò mò về cuộc sống không chỉ ở cuối phố mà còn ở nhiều nơi khác, cún vui mừng khi được khám phá chân trời mới.
Câu 15: Câu văn có sử dụng dấu hai chấm ":" trong bài
- A. Mỗi lần chú định ra cổng là người lớn trong nhà lại nhắc: "Cún, vào nhà!".
- B. Nằm cuộn tròn trên chiếc chổi rơm đầu hè, cún nghĩ: "Ở cuối dãy phố có gì nhỉ ?"
- C. Bực đến nỗi, đang nằm yên cún bỗng ngẩng cổ lên sủa: Ẳng! Ẳng!...
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 16: Tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong bài đọc
- A. Để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
- B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dùng dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng dấu gạch ngang).
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 17: Đoạn kết của câu chuyện giúp cho Cún hiểu ra điều gì
A. Thế giới này thật bao la, rộng lớn và luôn chờ cún khám phá, chinh phục
- B. Thế giới này không có gì tươi đẹp, hấp dẫn
- C. Cún phải quay về với ngôi nhà của mình
- D. Cún bỏ nhà để khám phá thế giới
Câu 18: Đoạn kết của câu chuyện thể hiện sự thay đổi gì của cún
A. Cún đã trưởng thành trong nhận thức, có khao khát khám phá, chinh phục chân trời mới
- B. Cún trở nên tự ti, buồn bã, chán nản hơn vì sự hiểu biết hạn hẹp của mình
- C. Cún vui vẻ, phấn khích, hào hứng chạy về nhà
- D. Cún chỉ coi đây là một thế giới bình thường, không có gì đặc biệt
Câu 19: Qua câu chuyện, em học được những gì từ nhân vật cún
A. Luôn biết tìm tòi, khám phá và chinh phục những điều mới mẻ
- B. Dám nghĩ, dám làm, đương đầu với khó khăn thử thách
- C. Từ bỏ những điều viển vông, không cần mơ ước
- D. Sống không có khát vọng, lí tưởng
Câu 20: Tìm từ ngữ có thể thay thế cho từ "mừng rỡ"
- A. buồn bã, chán nản, tuyệt vọng
- B. u uất, nặng nề, khó chị
C. vui vẻ, phấn khởi, hân hoan
- D. Không có từ ngữ nào để thay thế
Xem toàn bộ: Giải tiếng việt 4 Kết nối bài 14 Chân trời cuối phố
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận