Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 11 Luyện từ và câu: Trạng ngữ
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 11 Luyện từ và câu: Trạng ngữ - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trạng ngữ là gì?
- A. Là thành phần chính của câu
B. Là thành phần phụ của câu
- C. Là biện pháp tu từ trong câu
- D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt
Câu 2: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
- B. Theo vị trí của chúng trong câu
- C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
- D. Theo mục đích nói của câu
Câu 3: Trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính của câu bằng
- A. dấu chấm
B. dấu phẩy
- C. dấu hai chấm
- D. dấu ngoặc kép
Câu 4: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?
- A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
B. Khi ấy
- C. Đầu nó còn để hai trái đào
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 5: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?
- A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
- B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 6: Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?
A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
- B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
- C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 7: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
- A. Câu a
B. Câu b
- C. Câu c
- D. Câu d
Câu 8: Có bao nhiêu loại trạng ngữ?
- A. 3
- B. 4
C. 5
- D. 6
Câu 9: Một câu có thể có nhiều trạng ngữ?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 10: Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Trên cây, mấy chú chim chích bông đang bắt sâu
- B. Hôm nay, chúng em được đi thăm quan bảo tàng
- C. Vì hành động ngông cuồng của Dế Mèn, Dế Choắt đã phải chết oan
- D. Để đạt được danh hiện học sinh giỏi, tôi đã cố gắng rất nhiều
Xem toàn bộ: Giải tiếng việt 4 Kết nối bài 11 Sáng tháng năm
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận