Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 17 Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 17 Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn văn là gì? 

  • A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  • B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. 
  • C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  • D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 2: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần làm gì?

  • A. Phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.
  • B. Chú ý cách sử dụng từ ngữ của mình.
  • C. A, B đều không đúng.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 3: Câu mở đầu của đoạn văn tưởng tượng thường là gì?

  • A. Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.
  • B. Nêu nội dung câu chuyện mình tưởng tượng.
  • C. Nêu nhận xét, cảm nghĩ.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Các câu tiếp theo của đoạn văn tưởng tượng cần trình bày điều gì?

  • A. Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng. 
  • B. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.
  • C. Miêu tả đặc điểm của sự vật trong câu chuyện mình tưởng tượng nếu cần thiết.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn tưởng tượng có nhiệm vụ gì?

  • A. Khẳng định mình thích hay không thích câu chuyện.
  • B. Khép lại câu chuyện mình đã tưởng tượng.
  • C. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • D. Rút ra bài học từ câu chuyện.

Câu 6: Các cách viết đoạn văn tưởng tượng có thể là gì?

  • A. Bổ sung chi tiết (lời kể, tả…).
  • B. Bổ sung lời thoại của nhân vật.
  • C. Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, ý nào sau đây là phù hợp?

  • A. Câu chuyện phải được xây dựng một cách sáng tạo, độc đáo.
  • B. Câu chuyện dài, nhiều chi tiết phức tạp.
  • C. Câu chuyện không có điểm nào ấn tượng.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 8 đến 10:

Một buổi chiều, em đã được gặp hai người bạn mới đến từ phương xa, là mây và sóng. Hai bạn kể cho em nghe về những điều thú vị mà họ đã trải qua. Bạn mây đã rong chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bạn ấy chơi với bình minh vàng và cả vầng trăng bạc nữa. Còn bạn sóng thì ca hát từ sáng sớm cho đến tận hoàng hôn. Rồi lại ngao du nơi này nơi nọ, không biết từng đến nơi nao. Hai bạn ấy có rủ em cùng rong chơi khắp bốn bể, nhưng em đã từ chối. Bởi em tuy cũng rất thích được đi chơi khắp nơi, nhưng hơn cả điều đấy, em vẫn muốn được ở cạnh mẹ hơn. Chỉ cần được ở cùng mẹ, thì chơi gì, làm gì em cũng thấy vui và hạnh phúc.

Câu 8: Đoạn văn trên kể về gì?

  • A. Cuộc gặp gỡ mây và sóng của bạn nhỏ.
  • B. Sóng và mây rủ bạn nhỏ đi chơi.
  • C. Sóng và mây đã rong chơi ở rất nhiều nơi.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Đoạn văn trên thuộc thể loại nào?

  • A. Nêu ý kiến.
  • B. Kể lại một câu chuyện.
  • C. Tưởng tượng.
  • D. Nêu suy nghĩ, tình cảm.

Câu 10: Các chi tiết cho thấy bạn nhỏ giao lưu với mây và sóng trong đoạn văn trên là gì?

  • A. Em đã được gặp hai người bạn mới đến từ phương xa, là mây và sóng.
  • B. Hai bạn kể cho em nghe về những điều thú vị mà họ đã trải qua.
  • C. Hai bạn ấy có rủ em cùng rong chơi khắp bốn bể, nhưng em đã từ chối.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tỏi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Da dẻ ông hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông Tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xóa ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông Tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian.

Câu 11: Nội dung của đoạn văn trên là gì?

  • A. Nêu lí do em yêu thích ông tiên.
  • B. Ông tiên trong tưởng tượng của người viết.
  • C. Miêu tả đặc điểm tính cách của ông tiên.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 12: Ông tiên trong trí tưởng tượng của người viết là người như thế nào?

  • A. Ăn nhiều đào tiên trên thiên đình.
  • B. Râu tóc bạc phơ.
  • C. Hay đi giúp đỡ mọi người.
  • D. Mỗi lần xuất hiện là tỏa ra hào quang.

Câu 13: Người viết tưởng tượng về gì?

  • A. Tưởng tượng về một câu chuyện có thật.
  • B. Tưởng tượng về một câu chuyện không có thật.
  • C. Tưởng tượng về một nhân vật có thật.
  • D. Tưởng tượng về một nhân vật không có thật.

Câu 14: Đối tượng của đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc là gì?

  • A. Nhân vật trong câu chuyện đó.
  • B. Nội dung của câu chuyện đó.
  • C. Cả A và B.
  • D. Trí tưởng tượng của người viết.

Câu 15: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết có thể thể hiện những cảm xúc gì?

  • A. Cảm động, khâm phục.
  • B. Ca ngợi, tự hào.
  • C. Coi thường, chế nhạo.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác