Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 2 Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 2 Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn văn là gì? 

  • A. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
  • B. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  • C. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  • D. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 

Câu 2: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, chúng ta cần nêu được điều gì?

  • A. Nói rõ mình thích hay không thích câu chuyện.
  • B. Giải thích lí do vì sao thích hay không thích câu chuyện.
  • C. A, B đều đúng.
  • D. A, B đều sai.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 3 đến 5:

       Câu chuyện “Thi nhạc” của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim họa mi,… hóa thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,… Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí tôi.

Câu 3: Câu đầu tiên của đoạn văn có tác dụng gì?

  • A. Nêu nhận xét, cảm nghĩ về câu chuyện Thi nhạc.
  • B. Nêu nội dung câu chuyện Thi nhạc.
  • C. Giới thiệu về các nhân vật trong câu chuyện Thi nhạc.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Những chi tiết nào cho thấy câu chuyện Thi nhạc là một thế giới đầy thú vị?

  • A. Những con vật quen thuộc hóa thành những nghệ sĩ tài năng.
  • B. Những âm thanh của các loài vật gợi lên những cảnh vật có âm thanh, màu sắc, hương vị, ánh sáng,…
  • C. Thầy giáo vàng anh để lại ấn tượng bởi có những việc làm và lời nói thể hiện tình yêu thương và tôn trọng học trò.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì?

  • A. Tóm tắt lại câu chuyện Thi nhạc.
  • B. Lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc.
  • C. Miêu tả lại hình dáng, điệu bộ của các nhân vật trong câu chuyện Thi nhạc.
  • D. Miêu tả lại những bản nhạc của những nhân vật trong câu chuyện Thi nhạc.

Câu 6: Có mấy cách trình bày đoạn văn nêu ý kiến?

  • A. 3 cách.
  • B. 2 cách.
  • C. 1 cách.
  • D. 4 cách.

Câu 7: Phần mở đầu của đoạn văn nêu ý kiến viết gì?

  • A. Giới thiệu đối tượng mình sẽ nêu ý kiến.
  • B. Nêu nội dung câu chuyện mình sẽ nêu ý kiến.
  • C. Nêu nhận xét, cảm nghĩ.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Phần triển khai của đoạn văn nêu ý kiến cần trình bày điều gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  • B. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
  • C. Miêu tả đặc điểm nhân vật có trong câu chuyện
  • D. Nêu lí do thích hoặc không thích câu chuyện.

Câu 9: Phần kết thúc của đoạn văn nêu ý kiến có nhiệm vụ gì?

  • A. Khẳng định mình thích hay không thích câu chuyện.
  • B. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  • D. Tiếp tục khẳng định ý kiến về câu chuyện.

Câu 10: Khi nêu lí do mình thích một câu chuyện, ý nào sau đây là phù hợp?

  • A. Các nhân vật trong câu chuyện được xây dựng một cách sáng tạo, độc đáo.
  • B. Câu chuyện dài, nhiều chi tiết phức tạp.
  • C. Câu chuyện không có điểm nào ấn tượng.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 11: Nội dung của đoạn văn sau là gì?

Cô bé trong bài “Ước mơ màu xanh” là nhân vật em vô cùng yêu thích. Cô bé có một tình yêu sâu sắc với thiên nhiên. Cô đưa mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của vạn vật trong khu vườn. Cô bé ngồi dưới gốc cây và đưa tay hứng lấy hạt nắng. Hành động của cô bé cho em thấy được sự tận hưởng, trân quý tự nhiên. Đó là lí do khiến em yêu thích nhân vật ấy.

  • A. Nêu lí do em yêu thích nhân vật cô bé trong bài Ước mơ màu xanh.
  • B. Tóm tắt văn bản Ước mơ màu xanh.
  • C. Miêu tả những đặc điểm của nhân vật cô bé trong bài Ước mơ màu xanh.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 12, 13:

     Sau khi đọc xong truyện cổ tích “Thạch Sanh”, em thấy Lí Thông là một người tham lam, ác độc. Vì thế, em không hề yêu thích nhân vật này. Không giống như chàng Thạch Sanh hiền lành, Lí Thông rất mưu mô, gian xảo. Đầu tiên, Lí Thông đã lừa Thạch Sanh đi trông miếu hoang để bản thân không phải gặp nguy hiểm. Tiếp đến, Lí Thông còn cướp công lao của Thạch Sanh. Vì làm quá nhiều việc xấu nên cuối cùng, Lí Thông cũng bị trừng phạt thích đáng. Từ đây, em luôn khắc ghi cho mình bài học quý báu về việc sống lương thiện và trung thực.

Câu 12: Đoạn văn trên nêu ý kiến của người viết về nhân vật nào, trong câu chuyện nào?

  • A. Nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
  • B. Nhân vật công chúa trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
  • C. Nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 13: Người viết nêu ra lí do nào để thể hiện việc không yêu thích nhân vật Lí Thông?

  • A. Nhân vật Lí Thông rất nghèo.
  • B. Nhân vật Lí Thông rất mưu mô và gian xảo.
  • C. Nhân vật Lí Thông có ngoại hình rất xấu.
  • D. Nhân vật Lí Thông hay giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Câu 14: Đối tượng của đoạn văn sau là gì?

    Em thực sự đã rất cảm động và khâm phục trước sự cố gắng của cậu bé Sam trong truyện “Mơ ước của Sam”. Khi được thầy giáo hỏi về ước mơ của mình, Sam mong muốn trở thành một ông chủ trại chăn nuôi ngựa giống cha. Mặc dù đã được thầy báo trước về những khó khăn nhưng Sam vẫn quyết tâm giữ ước mơ của mình. Sam quả là một cậu bé kiên định. Sự kiên định, nỗ lực đã giúp Sam trở thành một ông chủ trang trại trong tương lai. Cậu bé Sam đã cho em bài học về tinh thần nghị lực, kiên trì với mục tiêu mà mình đặt ra.

  • A. Sự tự kiêu của cậu bé Sam khi có một mơ ước hão huyền, không thể thực hiện được.
  • B. Bài học về tinh thần nghị lực, kiên trì với mục tiêu mà mình đặt ra.
  • C. Sự cố gắng, kiên định với ước mơ của cậu bé Sam trong câu chuyện Mơ ước của Sam.
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai.

Câu 15: Người viết thể hiện cảm xúc gì về nhân vật cậu bé Sam?

  • A. Khen ngợi, tuyên dương.
  • B. Cảm động, khâm phục.
  • C. Ca ngợi, tự hào.
  • D. Coi thường, chế nhạo.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác