Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 kết nối bài 21 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc đơn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 21 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc đơn - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?

  • A. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
  • B. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)
  • C. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, ...)
  • D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

Câu 2: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong các ví dụ sau:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • A. Bổ sung thêm thông tin cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • B. Giải thích nghĩa của phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • C. Thuyết minh thêm cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Có thể bỏ dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được không?

Tuy thế người con trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

  • A. Có
  • B. Không

Câu 4: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

  • A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
  • B. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
  • C. Giải thích cho phần đứng trước
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

  • A. Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ)
  • B. Có tác dụng nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu
  • C. Câu A và B đều đúng
  • D. Câu A và B đều sai

Câu 6: Dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xe ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

  •  A. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
  • B. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)
  • C. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, ...)
  • D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

Câu 7: Dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên). 

  • A. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
  • B. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)
  • C. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, ...)
  • D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

Câu 8: Trong câu Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng (trên địa bàn Hà Nội), trên địa bàn Hà Nội được đặt trong dấu gì?

  • A. Dấu ngoặc kép.
  • B. Dấu ngoặc đơn.
  • C. Dấu hai chấm.
  • D. Dấu phẩy.

Câu 9: Cần đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí nào trong câu sau.

Cầu sông Hàn cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam xây dựng và thi công…

  • A. Cầu (sông Hàn) cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam xây dựng và thi công..
  • B. Cầu (sông Hàn) cây cầu (đầu tiên) do kĩ sư và công nhân Việt Nam xây dựng và thi công…
  • C. Cầu sông Hàn (cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam xây dựng và thi công)…
  • D. Cầu sông Hàn cây cầu đầu tiên (do kĩ sư và công nhân Việt Nam xây dựng và thi công)…

Câu 10: Cần thêm dấu ngoặc đơn vào vị trí nào để phù hợp với câu sau đây.

Cầu Rồng bắc qua sông Hàn Đà Nẵng là cây cầu thép độc đáo.

  • A. Cầu Rồng (bắc qua sông Hàn Đà Nẵng là cây cầu thép độc đáo).
  • B. Cầu (Rồng) bắc qua sông Hàn Đà Nẵng là cây cầu thép độc đáo.
  • C. Cầu Rồng (bắc qua) sông Hàn Đà Nẵng là cây cầu thép độc đáo.
  • D. Cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) là cây cầu thép độc đáo.

Câu 11: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong câu sau “Tiếng trống của phía (lí tưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ”?

  • A. Bổ sung thêm thông tin cho phần phía trước.
  • B. Giải thích nghĩa của phần đứng trước nó.
  • C. Thuyết minh cho phần đứng trước nó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Vị trí của phần chú thích trong dấu ngoặc đơn nằm ở đâu?

  • A. Khi làm nhiệm vụ chú thích, bộ phận này luôn đi sau bộ phận được chú thích.
  • B. Khi làm nhiệm vụ chú thích, bộ phận này luôn đứng trước bộ phận được chú thích.
  • C. Khi làm nhiệm vụ chú thích, bộ phận này có thể nằm bất kì vị trí nào trong câu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Nếu bỏ dấu ngoặc đơn trong câu trên nghĩa của câu sẽ ra sao?

  • A. Nghĩa của câu sẽ thay đổi và gây khó khăn cho người đọc.
  • B. Nghĩa của câu sẽ không thay đổi nhưng sẽ gây khó khăn cho việc lĩnh hội văn bản của người đọc.
  • C. Nghĩa của câu sẽ thay đổi khiến người đọc dễ đọc hơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Trong câu “Platon (427 – 347 trước công nguyên) là nhà triết học duy tâm khách quan, đại biểu lỗi lạc của chủ nghĩa duy tâm” Nguyễn Hữu Vui, dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?

  • A. Dùng để thuyết minh cho câu đứng trước.
  • B. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
  • C. Dùng để đánh dấu chú thích và bổ sung thêm thông tin cho từ đứng trước
  • D. Dùng để nhấn mạnh.

Câu 15: Trong câu “Đêm hôm ấy trời mưa to (trận mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô)”, dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?

  • A. Dùng để chú thích giải thích cho phần đứng trước nó.
  • B. Dùng để chú thích thuyết minh cho phần đứng trước nó.
  • C. Dùng để chú thích bổ sung cho phần đứng trước nó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác