Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Kết nối giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 giữa học kì 2 đề số 1 sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hải Thượng Lãn Ông là ai?

  • A. Là nhà bác học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
  • B. Là nhà quân sự nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
  • C. Là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
  • D. Là một thầy giáo nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII

Câu 2: Tên thật của Hải Thượng Lãn Ông là gì?

  • A. Lê Hữu Trác
  • B. Lê Tương Dực
  • C. Chu Văn An
  • D. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 3: Hải Thượng Lãn Ông được nhận định là người như thế nào?

  • A. Có sức mạnh hơn người
  • B. Thông minh, học rộng
  • C. Tài năng xuất chúng
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Em có cảm nhận gì về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn?

  • A. Là một cô bé yếu đuối.
  • B. Là một cô bé nhút nhát, tự ti vì bệnh trên người mình.
  • C. Là một cô bé tự tin.
  • D. Là một cô bé ngỗ nghịch.

Câu 5: Câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn muốn nói với em điều gì?

  • A. Đừng bận tâm đến chuyện của người khác quá nhiều.
  • B. Quan tâm đến cảm xúc của người khác là điều rất quan trọng, không nên ích kỷ chỉ suy nghĩ đến cảm xúc của mình mà bỏ qua những người xung quanh.
  • C. Phải biết yêu thương bản thân mình.
  • D. Không được đánh giá người khác khi chỉ vừa mới gặp.

Câu 6: Nhân vật chính trong câu chuyện "Ông Bụt đã đến" là ai?

  • A. Mai
  • B. Nga
  • C. Lan
  • D. Ngọc

Câu 7: Tác giả của câu chuyện "Ông Bụt đã đến" là ai?

  • A. Võ Quảng
  • B. Võ Thu Hương
  • C. Kim Lân
  • D. Phạm Hổ

Câu 8: Một câu có hai thành phần chính:

  • A. chủ ngữ, trạng ngữ
  • B. chủ ngữ, vị ngữ
  • C. vị ngữ, trạng ngữ
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 9: Thành phần chính của câu là gì?

  • A. Là thành phần không bắt buộc
  • B. Là thành phần bắt buộc
  • C. Là thành phần vô cùng ít trong câu
  • D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 10: Từ nào dưới đây dùng trong hoạt động thiện nguyện: 

  • A. Chế tạo, phát minh, sáng chế
  • B. Quyên góp, từ thiện, ủng hộ
  • C. Làm vườn, tưới cây, quét nhà, rửa bát
  • D. Bay lượn, đi bộ, lái xe, chạy

Câu 11: Từ nào dưới đây dùng trong hoạt động di chuyển: 

  • A. Chế tạo, phát minh, sáng chế
  • B. Quyên góp, từ thiện, ủng hộ
  • C. Làm vườn, tưới cây, quét nhà, rửa bát
  • D. Bay lượn, đi bộ, lái xe, chạy

Câu 12: Từ nào dưới đây dùng trong hoạt động lao động lao động: 

  • A. Chế tạo, phát minh, sáng chế
  • B. Quyên góp, từ thiện, ủng hộ
  • C. Làm vườn, tưới cây, quét nhà, rửa bát
  • D. Bay lượn, đi bộ, lái xe, chạy

Câu 13: Tác giả của câu chuyện "Tờ báo tường của tôi" là ai?

  • A. Kim Lân
  • B. Nguyễn Lân
  • C. Lân Nhã
  • D. Nguyễn Luân

Câu 14: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ “chim sơn ca” làm chủ ngữ?

  • A. Bố mua tặng em một chú chim sơn ca.
  • B. Bình nuôi một chú chim sơn ca và một chú vẹt.
  • C. Chim sơn ca là loài chim có tiếng hót vô cùng hay.
  • D. Cửa hàng bán rất nhiều loài chim nào là sơn ca, vẹt, tu hú, gõ kiến,…

Câu 15: Tìm chủ ngữ của câu văn sau?

Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí cho thấy Dế Mèn phục thiện.

  • A. Dế Mèn.
  • B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
  • C. Dế mèn phiêu lưu kí.
  • D. Không có chủ ngữ.

Câu 16: Dòng nào nêu đúng ý nghĩa gợi ra từ hai câu thơ:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

  • A. Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên: Sao trời, đồng lúa
  • B. Khẳng định ý nghĩa của các sự vật nhỏ bé: Một ngôi sao, một bông lúa
  • C. Khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa các sự vật trong tự nhiên
  • D. Khẳng định sự tồn tại độc lập của cá thể không thể làm nên sự sống sinh động, vững bền.

Câu 17: Truyện ngắn Con muốn làm một cái cây được in trong…

  • A. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng, 2018.
  • B. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng, 2017.
  • C. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Thanh niên, 2018.
  • D. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Thanh niên, 2017.

Câu 18: Ai là tác giả Con muốn làm một cái cây?

  • A. Võ Thu Hương
  • B. Paustovsky
  • C. Đỗ Bích Thúy
  • D. Andersen

Câu 19: Chi tiết nào cho thấy đôi cò bay đến khóm tre nhà Bua Kham để làm tổ?

  • A. Gió đu đưa cành lá làm vợ chồng cò thỉnh thoảng phải rướn chân và khẽ vỗ cánh để lấy thăng bằng
  • B. Một ngày đầu hè, có đôi cò bay đến, đỗ trên khóm tre đầu ngõ nhà ông cháu Bua Kham
  • C. Mấy hôm sau, trên cành tre đã thấy một tổ cò làm bằng cọng tre và lá tre khô
  • D. Chẳng bao lâu, Bua Kham nghe thấy tiếng cò con

Câu 20: Trong câu: "Gió đu đưa cành lá làm vợ chồng cò thỉnh thoảng phải rướn chân và khẽ vỗ cánh để lấy thăng bằng", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 21: Tác giả của văn bản "Trên khóm tre đầu ngõ" là ai?

  • A. Huy Cận
  • B. Nam Cao
  • C. Vũ Hùng
  • D. Thạch Lam

Câu 22: Nhân vật chính trong chuyện "Trên khóm tre đầu ngõ" là ai?

  • A. Bua Kham
  • B. Thạch Lam
  • C. Văn Nam
  • D. Bua Nam

Câu 23: Truyện Con Rồng cháu Tiên ra đời trong giai đoạn nào của lịch sử nước ta?

  • A. Thời đại Hùng Vương.
  • B. Thời An Dương Vương xây thành cổ Loa.
  • C. Thời kì Bắc thuộc.
  • D. Thời đại phong kiến

Câu 24: Hai nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là gì?

  • A. Thần Nông và Thần Long Nữ.
  • B. Vua Hùng và Lạc Long Quân.
  • C. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
  • D. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Câu 25: Xác định chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”

  • A. Chợ Năm Căn
  • B. Nằm sát
  • C. Bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
  • D. Chủ ngữ được lược bỏ

Câu 26: Câu “Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau” có vị ngữ là?

  • A. Tre, nứa, trúc, mai, vầu
  • B. Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau
  • C. Trăm công nghìn việc khác nhau
  • D. Không xác định được

Câu 27: Tác giả của bài thơ Cảm xúc Trường Sa là ai?

  • A. Huy Cận
  • B. Hàn Mặc Tử
  • C. Huệ Triệu
  • D. Tố Hữu

Câu 28: Ở khổ thơ đầu, điều gì gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa?

  • A. Màu lá bàng
  • B. Màu áo lính
  • C. Màu lá cờ Tổ quốc
  • D. Màu hoa muống biển

Câu 29: Trạng ngữ chỉ thời gian bổ sung thông tin gì cho câu?

  • A. Bổ sung thông tin về nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu
  • B. Bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu
  • C. Bổ sung thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc nêu trong câu
  • D. Bổ sung thông tin về kết quả diễn ra sự việc nêu trong câu

Câu 30: Trạng ngữ là gì ? 

  • A. Là thành phần phụ của câu 
  • B. Là thành phần chính của câu 
  • C. Là biện pháp tu từ trong câu
  • D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác