Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Kết nối giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 giữa học kì 2 đề số 3 sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sau khi được Hải Thượng Lãn Ông chữa trị, bệnh tình của đứa trẻ như thế nào?

  • A. Nặng thêm
  • B. Thuyên giảm
  • C. Khỏi bệnh
  • D. Không có gì khởi sắc

Câu 2: Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn ông còn làm gì?

  • A. Nghiên cứu, viết sách
  • B. Dạy học
  • C. Làm vườn
  • D. Làm thơ

Câu 3: Câu là gì?

  • A. Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn
  • B. Câu là một từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn
  • C. Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt nhiều ý
  • D. Câu là một từ, thường diễn đạt nhiều ý

Câu 4: Câu có đặc điểm như thế nào?

  • A. Các từ trong câu được sắp xếp không theo một trật tự hợp lí nào
  • B. Các từ trong câu được sắp xếp lộn xộn
  • C. Các từ trong câu được sắp xếp theo một quy tắc nhất định
  • D. Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí

Câu 5: Trong câu chuyện Ông bụt đã đến nhân vật ông chủ nhà của vườn hoa làm nghề gì?

  • A. giáo viên
  • B. họa sĩ
  • C. nhạc sĩ
  • D. thi sĩ

Câu 6: Câu chuyện Ông Bụt đã đến người mẹ đã kêu Mai làm gì khi thấy cành hoa bị gãy?

  • A. Vứt cành hoa đi chỗ khác
  • B. Mua cây hoa khác trả lại
  • C. Xin lỗi ông nhạc sĩ
  • D. Coi như không có chuyện gì xảy ra

Câu 7: Câu mở đầu của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết là gì?

  • A. Nêu nội dung câu chuyện của mình với người đó.
  • B. Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về người đó.
  • C. Giới thiệu người gần gũi, thân thiết.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết cần trình bày điều gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện với người gần gũi, thân thiết.
  • B. Kể lời nói, việc làm… thể hiện sự gần gũi, thân thiết.
  • C. Miêu tả đặc điểm của người gần gũi, thân thiết.
  • D. Kể tên các việc người gần gũi, thân thiết đã làm cho mình.

Câu 9: Phần kết thúc của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết là gì?

  • A. Khẳng định lại ý nghĩa của từng sự việc.
  • B. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  • D. Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết.

Câu 10: Hai dòng thơ dưới đây nói về điều gì?

"Quả vàng nằm giữa cành xuân

Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương"

  • A. Tả chùm quả âm thầm chắt chiu vị ngọt, hương thơm.
  • B. Tả chùm quả giúp ong làm mật, giúp ong tỏa hương.
  • C. Tả những chú ong chăm chỉ, cần mẫn làm ra mật ngọt.
  • D. Tả những bông hoa chuyên cần tỏa hương thơm ngát.

Câu 11: Trong câu chuyện Tờ báo tường của tôi ai đã hỏi cậu bé khi đến đồn biên phòng?

  • A. Chú công an
  • B. Ông bảo vệ
  • C. Chú bộ đội
  • D. Chú cảnh sát

Câu 12: Dáng vẻ cậu bé như thế nào khi đến đồn biên phòng?

  • A. Khuôn mặt đỏ bừng, nhễ nhại mồ hôi
  • B. Khuôn mặt vui vẻ, tươi tỉnh
  • C. Đôi bàn chân rướm máu vì chạy
  • D. Người cậu mệt lả, không sức sống

Câu 13: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ “chim sơn ca” làm chủ ngữ?

  • A. Bố mua tặng em một chú chim sơn ca.
  • B. Bình nuôi một chú chim sơn ca và một chú vẹt.
  • C. Chim sơn ca là loài chim có tiếng hót vô cùng hay.
  • D. Cửa hàng bán rất nhiều loài chim nào là sơn ca, vẹt, tu hú, gõ kiến,…

Câu 14: Tìm chủ ngữ của câu văn sau?

Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí cho thấy Dế Mèn phục thiện.

  • A. Dế Mèn.
  • B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
  • C. Dế mèn phiêu lưu kí.
  • D. Không có chủ ngữ.

Câu 15: Nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật?

  • A. Xác định nhân vật mình muốn viết → Tìm ý → Sắp xếp ý → Viết đoạn văn → Hoàn chỉnh đoạn văn.
  • B. Tìm ý → Sắp xếp ý → Viết đoạn văn → Giới thiệu nhân vật mình định viết.
  • C. Xác định nhân vật mình định viết → Tìm ý → Viết đoạn văn → Sắp xếp ý.
  • D. Giới thiệu nhân vật mình định viết → Tìm ý → Viết đoạn văn → Sắp xếp ý → Hoàn chỉnh đoạn văn.

Câu 16: Trong bài thơ Tiếng ru tác giả muốn con người phải biết yêu thứ gì?

  • A. Yêu bản thân mình.
  • B. Yêu các loài muông thú.
  • C. Yêu đồng chí và anh em.
  • D. Yêu cảnh vật quê hương

Câu 17: Các câu thơ sau nói lên điều gì?

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

  • A. Tình yêu của các loài vật với nhau
  • B. Tình yêu của các loài vật dành cho con người
  • C. Sự gắn bó mật thiết giữa thiên nhiên và con người
  • D. Sự gắn bó mật thiết, không thể tách rời giữa các sinh vật, sự vật với môi trường sống của chúng.

Câu 18: Truyện truyền thuyết nào sau đây không giải thích  về nguồn gốc dân tộc tương tự như Con Rồng cháu Tiên

  • A. Đẻ đất đẻ nước
  • B. Quả bầu mẹ
  • C. Sự tích cây vú sữa
  • D. Quả trứng thiêng

Câu 19: Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì?

  • A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ - Lạc Long Quân
  • B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc
  • C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà.
  • D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng.

Câu 20: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn kể lại một câu chuyện là gì?

  • A. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
  • B. Giới thiệu về câu chuyện.
  • C. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
  • D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 21: Phần thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?

  • A. Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.
  • B. Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
  • C. Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.
  • D. A, B đều đúng

Câu 22: Phần kết bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?

  • A. Nêu kết thúc của câu chuyện.
  • B. Giới thiệu về câu chuyện.
  • C. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
  • D. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 23: Trong bài thơ Cảm xúc Trường Sa, khổ thơ thứ năm hình ảnh người lính đảo hiện lên như thế nào?

  • A. Yêu đời, lạc quan, ý chí sáng ngời, hiên ngang, dũng cảm
  • B. Mạnh mẽ, khỏe mạnh
  • C. Vui vẻ, hạnh phúc
  • D. Yếu ớt, chán nản, buồn bã

Câu 24: Ý nghĩa của khổ thơ cuối trong bài thơ Cảm xúc Trường Sa là gì?

  • A. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.
  • B. Những tên đảo, tên người ở Trường Sa góp phần làm nên Tổ quốc vẹn toàn.
  • C. Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 25: Câu chuyện Vườn của ông tôi, trong đêm giao thừa bà bạn nhỏ thường làm gì?

  • A. Bà thường đi thăm mộ ông
  • B. Bà thường khóc vì nhớ ông
  • C. Bà thường làm mâm cơm cúng đặt lên bể nước để mời ông về vui với con cháu
  • D. Bà thường gọi con cháu đến quây quần, sum vầy để ông cảm thấy ấm áp

Câu 26: Qua câu chuyện Vườn của ông tôi, em học được bài học gì?

  • A. Phải biết kính trọng, yêu thương ông bà
  • B. Phải biết trồng thật nhiều cây
  • C. Phải biết chăm sóc cây thật tốt
  • D. Phải biết "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Câu 27: Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của bài thơ Trong lời mẹ hát?

  • A. Bài thơ thể hiện ý nghĩa lời ru của mẹ, bộc lộ lòng biết ơn của nhà thơ đối với mẹ.
  • B. Bài thơ miêu tả hình ảnh người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
  • C. Bài thơ khắc họa những năm tháng tuổi thơ của tác giả bên cạnh mẹ của mình.
  • D. Bài thơ kể lại nội dung lời hát ru của mẹ.

Câu 28: Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị, ý nghĩa lời ru của mẹ?

  • A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao.
  • B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa.
  • C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào.
  • D. Thương mẹ một đời khốn khó/ Vẫn giàu những tiếng ru nôi.

Câu 29: Theo em, bạn nhỏ có cảm nghĩ gì khi được tới thăm người thầy đầu tiên của bố?

  • A. Tò mò và mong muốn được gặp người thầy đầu tiên của bố
  • B. Không muốn đi gặp thầy
  • C. Chán nản vì bố bắt bạn nhỏ phải đi
  • D. Tức giận, cáu gắt

Câu 30: Câu chuyện trên đã thể hiện truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Uống nước nhớ nguồn
  • B. Tôn sư trọng đạo
  • C. Thương người như thể thương thân
  • D. Lá lành đùm lá rách
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác