Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Kết nối giữa học kì 2 (Đề số 4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 giữa học kì 2 đề số 4 sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong 4 kiểu câu, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày ?

  • A. Câu hỏi
  • B. Câu cảm
  • C. Câu cầu khiến
  • D. Câu kể

Câu 2: Câu kể thường dùng để làm gì?

  • A. Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,...
  • B. Thường dùng để hỏi
  • C. Thường dùng để diễn tả cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết)
  • D. Thường dùng để đề nghị, mệnh lệnh, yêu cầu đối với người khác.

Câu 3: Khi viết, câu kể thường kết thúc bằng dấu câu gì?

  • A. Dấu chấm
  • B. Dấu chấm than
  • C. Dấu chấm lửng
  • D. Cả 3 dấu câu trên

Câu 4: Em có cảm nhận gì về nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn?

  • A. Là một người rất hiểu tâm lý người khác.
  • B. Là một người không quan tâm đến ai.
  • C. Là một người chỉ biết bản thân mình.
  • D. Là một cậu bé hiếu động, bốc đồng nhưng hiểu chuyện.

Câu 5: Em có cảm nhận gì về nhân vật Thi Ca trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn?

  • A. Là một cô bé yếu đuối.
  • B. Là một cô bé nhút nhát, tự ti vì bệnh trên người mình.
  • C. Là một cô bé tự tin.
  • D. Là một cô bé ngỗ nghịch.

Câu 6: Mai đã sơ ý gây ra chuyện gì?

  • A. Làm cho cành hoa bị gãy
  • B. Làm cho hoa bị lật gốc
  • C. Làm cho cây bị gãy
  • D. Làm cho bông hoa bị rụng

Câu 7: Khi làm cho cành hoa bị gãy, Mai cảm thấy như thế nào?

  • A. Do dự
  • B. Sợ hãi
  • C. Vui vẻ
  • D. Không có tâm trạng gì

Câu 8: Với yêu cầu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người gần gũi, thân thiết, em có thể nêu gì ở phần kết?

  • A. Giới thiệu được người gần gũi, thân thiết.
  • B. Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người đó với em.
  • C. Bày tỏ cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc và khi làm những việc thể hiện tình cảm với người đó.
  • D. Nói lên mong ước của em cho người đó.

Câu 9: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là gì?

  • A. Cần giới thiệu được đối tượng muốn nói tới.
  • B. Cần thể hiện được tình cảm, cảm xúc của em.
  • C. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Đơn vị cấu tạo từ là gì?

  • A. Tiếng
  • B. Từ
  • C. Chữ cái
  • D. Nguyên âm

Câu 11: Tìm động từ trong các đoạn văn: Mùa xuân về, những cành cây khẳng khiu bắt đầu nhú lộc biếc. Nắng ban mai tỏa khắp mặt đất, đánh thức mọi vật. Hai bên đường, những khóm hoa dại đua nhau nở.

  • A. Về, cành cây, tỏa khắp, đánh thức, nở
  • B. Về, nhú lộc, tỏa khắp, đánh thức, nở
  • C. Về, nhú lộc, tỏa khắp, ban mai, nở
  • D. Về, nhú lộc, tỏa khắp, đánh thức, khóm hoa

Câu 12: Biển rộng lớn mênh mông là nhờ đâu?

  • A. Do biển sẵn có nhiều nước.
  • B. Do trời mưa nhiều.
  • C. Do muôn vàn con sông nhỏ đổ nước ra biển.
  • D. Do con người đào thêm

Câu 13: Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ đồng chí?

  • A. Người đứng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng.
  • B. Là người đứng đầu một tổ chức.
  • C. Là anh em, bạn bè thân mật cùng chung chí hướng.
  • D. Là người cùng đồng cam cộng khổ trong mọi hoàn cảnh

Câu 14: Trong câu chuyện Con muốn làm một cái cây tại sao nhân vật Bum lại mong muốn làm một cái cây?

  • A. Vì Bum thấy làm một cái cây rất có ích.
  • B. Vì Bum lo lắng về tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • C. Vì Bum nhớ đến những kỉ niệm bên đám bạn và người ông lúc còn nhỏ.
  • D. Vì Bum muốn chọn một mong muốn thật khác lạ.

Câu 15: Trong câu chuyện Con muốn làm một cái cây vì sao Bum cười toe toét mà nước mắt rưng rưng?

  • A. Vì bố mẹ suy nghĩ về việc trồng cây ổi và nói với Bum về kế hoạch sẽ mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi, cùng trèo hái và chia nhau những trái ổi thơm lừng và ngọt lịm.
  • B. Vì cô giáo đã nói ước mơ của Bum cho bố mẹ.
  • C. Vì Bum vui mừng, cảm động vì sắp được gặp lại các bạn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Tác dụng của vị ngữ?

  • A. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Là gì?).
  • B. Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Làm gì?).
  • C. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?).
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Đâu không phải tác dụng của vị ngữ trong câu?

  • A. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Là gì?)
  • B. Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Làm gì?)
  • C. Dùng để đảo trật tự từ trong câu.
  • D. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?)

Câu 18: Chọn câu đúng nhất:

  • A. Muốn sử dụng hiệu quả một đồ dùng điện, điện tử, các loại máy … phải làm theo chỉ dẫn bằng lời của nhà sản xuất
  • B. Muốn sử dụng an toàn một đồ dùng điện, điện tử, các loại máy … phải làm theo chỉ dẫn bằng sơ đồ của nhà sản xuất
  • C. Muốn sử dụng hiệu quả, an toàn  một đồ dùng điện, điện tử, các loại máy … phải làm theo chỉ dẫn bằng lời và bằng sơ đồ, hình vẽ của nhà sản xuất
  • D. Đáp án khác

Câu 19: Theo em, tại sao mỗi chiếc máy hoặc thiết bị, nhà sản xuất có kèm theo bản hướng dẫn sử dụng?

  • A. Tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm
  • B. Giúp sử dụng sản phẩm an toàn
  • C. Giúp sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả
  • D. Giúp sử dụng sản phẩm an toàn hoặc hiệu quả

Câu 20: Hướng dẫn sử dụng sản phẩm là gì?

  • A. Là tài liệu giới thiệu về sản phẩm nào đó
  • B. Là tài liệu hướng dẫn nhằm hỗ trợ những người sử dụng về một sản phẩm nào đó
  • C. Là tài liệu bổ trợ đi kèm theo sản phẩm
  • D. Là tài liệu giới thiệu về cấu trúc sản phẩm

Câu 21: Thời tiết Trường Sa khắc nghiệt được thể hiện qua những chi tiết nào?

  • A. Bão giăng giăng mặt biển
  • B. Đảo oằn mình khát mưa
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 22: Theo em, nhà thơ muốn nói gì qua hình ảnh " Đóa san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa"?

  • A. Sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ cũng giống như đóa san hô, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên vượt qua và nở hoa đẹp đẽ.
  • B. Tài nguyên thiên nhiên Trường Sa tuyệt đẹp và có sức sống mãnh liệt vượt lên trên thời tiết khắc nghiệt
  • C. Đóa san hô mạnh mẽ vẫn nở hoa khi thời tiết khắc nghiệt
  • D. Trường Sa kiêu hãnh với vẻ đẹp của tài nguyên biển đảo

Câu 23: Hai dòng thơ cuối bài thơ Sáng tháng Năm khẳng định điều gì?

  • A. Bác Hồ to lớn, vĩ đại trong mắt tác giả cũng như trong mắt nhân dân Việt Nam.
  • B. Thể hiện sự ngưỡng mộ, ca ngợi Bác của tác giả, của nhân dân Việt Nam.
  • C. Cuộc đời, tâm hồn, tình cảm, tư tưởng... của Bác vĩ đại, lớn lao, cao cả như bầu trời, biển cả, nước non mà gần gũi, bình dị như ruộng đồng quê hương đất nước.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 24: Bài thơ Sáng tháng Năm phần lớn sử dụng thơ như thế nào?

  • A. Tự do, phóng túng.
  • B. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
  • C. Vui tươi, hồn nhiên.
  • D. Hào hứng, dồn dập.

Câu 25: Bài thơ Sáng tháng Năm có nội dung gì?

  • A. Miêu tả nơi Bác Hồ sinh sống.
  • B. Bộc lộ tình cảm da diết và sự biết ơn to lớn của nhà thơ đối với Bác Hồ kính yêu.
  • C. Thể hiện sự tôn kính của nhà thơ đối với Bác Hồ.
  • D. Kể về cuộc sống của Bác Hồ trên chiến khu Việt Bắc.

Câu 26: Trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính của câu bằng

  • A. dấu chấm
  • B. dấu phẩy
  • C. dấu hai chấm
  • D. dấu ngoặc kép

Câu 27: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
  • B. Khi ấy
  • C. Đầu nó còn để hai trái đào
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 28: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 29: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân dùng để làm gì?

  • A. Bổ sung thông tin về nguyên nhân của sự việc nêu trong câu
  • B. Bổ sung thông tin về mục đích của hoạt động nêu trong câu
  • C. Bổ sung thông tin về kết quả của sự việc nêu trong câu
  • D. Bổ sung thông tin về cách thức của hoạt động nêu trong câu

Câu 30: Trạng ngữ không được dùng để làm gì ?

  • A. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  • B. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu
  • D. Chỉ chủ thể hành động được nói đến trong câu.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác