Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Kết nối giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 giữa học kì 2 đề số 2 sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hải Thượng Lãn Ông được coi là gì?

  • A. Là danh nhân văn hóa thế giới
  • B. Là nhà bác học nổi tiếng của Việt Nam
  • C. Là một bậc danh y của Việt Nam
  • D. Là nhà quân sự lỗi lạc

Câu 2: Ý nghĩa của câu chuyện Thầy thuốc như mẹ hiền?

  • A. Ca ngợi y thuật, tài năng của Hải Thượng Lãn Ông
  • B. Kể lại câu chuyện cuộc đời đầy sóng gió của danh y Lê Hữu Trác.
  • C. Giải thích vì sao Lê Hữu Trác lại có tên là Hải Thượng Lãn Ông.
  • D. Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông.

Câu 3: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết cần trình bày điều gì?

  • A. Thuật lại diễn biến câu chuyện với người gần gũi, thân thiết.
  • B. Kể lời nói, việc làm… thể hiện sự gần gũi, thân thiết.
  • C. Miêu tả đặc điểm của người gần gũi, thân thiết.
  • D. Kể tên các việc người gần gũi, thân thiết đã làm cho mình.

Câu 4: Phần kết thúc của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết là gì?

  • A. Khẳng định lại ý nghĩa của từng sự việc.
  • B. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  • C. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  • D. Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết.

Câu 5: Minh dùng phấn kẻ một đường chia đôi bề mặt bàn để làm gì?

  • A. Để cả hai không ai đụng vào nhau.
  • B. Tạo ra một rào cản ngăn cách để Thi Ca không thể vượt qua đường kẻ.
  • C. Để Thi Ca không chiếm chỗ của Minh.
  • D. Tạo ra khoảng cách cho Minh.

Câu 6: Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh đã nhớ lại những gì?

  • A. Những lần nói chuyện cùng với Thi Ca.
  • B. Những lần cùng với Thi Ca gây lộn.
  • C. Nhớ ra Thi Ca hay giấu tay mặt trong hộc bàn, ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh kẻ vạch đường phấn trắng.
  • D. Nhớ về những lúc Thi Ca giúp đỡ mình làm bài tập.

Câu 7: Tác giả của câu chuyện "Ông Bụt đã đến" là ai?

  • A. Võ Quảng
  • B. Võ Thu Hương
  • C. Kim Lân
  • D. Phạm Hổ

Câu 8: Quán cà phê nhà Mai có gì đặc biệt?

  • A. Quán cà phê nhà Mai rất rộng lớn
  • B. Quán cà phê nhà Mai có khung cảnh rất đẹp
  • C. Quán cà phê nhà Mai thuê nằm dựa lưng vào bức tường căn nhà hai tầng màu hồng nhạt rất đẹp của một nhạc sĩ
  • D. Quán cà phê nhà Mai có rất nhiều khách

Câu 9: Thành phần chính của câu là gì?

  • A. Là thành phần không bắt buộc
  • B. Là thành phần bắt buộc
  • C. Là thành phần vô cùng ít trong câu
  • D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 10: Vị ngữ thường có cấu tạo?

  • A. Động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ
  • B. Phó từ chỉ quan hệ thời gian
  • C. Đại từ, chỉ từ, lượng từ
  • D. Tình thái từ

Câu 11: Nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?

  • A. Định, toan, dám, đừng
  • B. Buồn, đau, ghét, nhớ
  • C. Chạy, đi, cười, đọc
  • D. Thêu, may, khâu, đan

Câu 12: Nhận xét không đúng về “định”, “toan”, “đánh” là?

  • A. Trả lời câu hỏi: làm sao?
  • B. Trả lời câu hỏi: thế nào?
  • C. Đòi hỏi phải có động từ khác kèm phía sau
  • D. Không cần kèm phía sau

Câu 13: Nghĩa của từ "Trầm tư" là gì?

  • A. Lưu lại, lắng lại trong chiều sâu tình cảm
  • B. Có dáng vẻ đang hết sức tập trung suy nghĩ điều gì
  • C. Bay rất cao trên không trung
  • D. Rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được

Câu 14: Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

  • A. Giới thiệu thông tin về nhân vật.
  • B. Khái quát câu chuyện liên quan đến nhân vật.
  • C. Cảm nghĩ về nhân vật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng đối với đoạn văn trên?

  • A. Người viết nêu cảm nghĩ chung về nhân vật.
  • B. Người viết nêu đặc điểm tính cách của nhân vật.
  • C. Người viết nêu đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
  • D. Người viết rất ấn tượng với nhân vật này.

Câu 16: Qua câu chuyện Tờ báo tường của tôi, em thấy cậu bé là người như thế nào?

  • A. Tốt bụng, dũng cảm
  • B. Nhiệt tình, hoạt bát
  • C. Năng nổ, hòa đồng
  • D. Xấu tính, ích kỷ

Câu 17: Trong câu chuyện Tờ báo tường của tôi nhân vật cậu bé cảm thấy như thế nào sau khi làm việc tốt?

  • A. vui vẻ
  • B. hạnh phúc
  • C. buồn bã
  • D. chán nản

Câu 18: Các câu thơ sau nói lên điều gì?

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

  • A. Tình yêu của các loài vật với nhau
  • B. Tình yêu của các loài vật dành cho con người
  • C. Sự gắn bó mật thiết giữa thiên nhiên và con người
  • D. Sự gắn bó mật thiết, không thể tách rời giữa các sinh vật, sự vật với môi trường sống của chúng.

Câu 19: Hai câu thơ sau khuyên con người điều gì?

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

  • A. Khuyên con người phải biết yêu thương, đoàn kết với đồng chí, đồng bào
  • B. Khuyên con người phải biết yêu cuộc sống, yêu hòa bình
  • C. Khuyên con người phải biết sống có trách nhiệm
  • D. Khuyên con người phải biết sống cống hiến, hi sinh

Câu 20: Truyện ngắn Con muốn làm một cái cây được in trong tập truyện nào? 

  • A. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng, 2018.
  • B. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng, 2017.
  • C. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Thanh niên, 2018.
  • D. Tập truyện Góc nhỏ yêu thương, NXB Thanh niên, 2017.

Câu 21: Ai là tác giả Con muốn làm một cái cây?

  • A. Võ Thu Hương
  • B. Paustovsky
  • C. Đỗ Bích Thúy
  • D. Andersen

Câu 22: Trong truyện ngắn Con muốn làm một cái cây khi chuyển nhà từ Sài Gòn xuống Vũng Tàu, Bum đã ước điều gì?

  • A. Bum ước ao có thể để tất cả đồ đoàn của nó ở lại mà mang được cây ổi đi theo.
  • B. Bum ước ao có thể dẫn các bạn xuống Vũng Tàu chơi để cùng đi tắm biển.
  • C. Bum ước ao mỗi lần lên Sài Gòn, được thăm lại cây ổi, gặp lại đám bạn hằng ngày vẫn cùng nhau leo trèo.
  • D. Bum ước có một cây ổi ở Vũng Tàu để luôn nhớ đến các bạn và ông nội.

Câu 23: Tác giả của bài thơ Ngựa biên phòng là ai?

  • A. Lâm Thị Mỹ Dạ
  • B. Phan Thị Thanh Nhàn
  • C. Xuân Quỳnh
  • D. Hồ Xuân Hương

Câu 24: Bài thơ Ngựa biên phòng được viết theo thể thơ gì?

  • A. Bốn chữ
  • B. Năm chữ
  • C. Lục bát
  • D. Tự do

Câu 25: Trong câu chuyện Người thầy của bố tôi vì sao bố bạn nhỏ rưng rưng nước mắt khi nhận lại bài chính tả cũ của mình?

  • A. Vì hối hận vì ngày xưa mình không ngoan ngoãn hơn, chăm chỉ học tập hơn
  • B. Vì thấy có lỗi với thầy về những chuyện năm xưa
  • C. Vì hạnh phúc khi được con trai khen ngợi
  • D.  Vì đó là hoài ức về tuổi thơ ấu và sự xúc động khi người thầy vẫn còn nhớ và giữ bài chính tả của mình.

Câu 26: Câu chuyện Người thầy của bố tôi thầy giáo lục tìm trên giá sách và đưa cho bố bạn nhỏ thứ gì?

  • A. Tấm bằng khen
  • B. Giấy chứng nhận
  • C. Tờ giấy đã ngả vàng
  • D. Quyển nhật ký

Câu 27: Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị, ý nghĩa lời ru của mẹ?

  • A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao.
  • B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa.
  • C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào.
  • D. Thương mẹ một đời khốn khó/ Vẫn giàu những tiếng ru nôi.

Câu 28: Biện pháp đối trong câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao” có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện tình thương của mẹ đối với con.
  • B. Nhấn mạnh vào bước đi vội vã của thời gian lấy mất tuổi xuân của mẹ.
  • C. Gợi sự xót xa của người con khi thấy mẹ ngày một già đi, đồng thời bộc lộ tình yêu cũng như lòng biết ơn của con đối với mẹ.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 29: Đêm giao thừa, bà bạn nhỏ thường làm gì?

  • A. Bà thường đi thăm mộ ông
  • B. Bà thường khóc vì nhớ ông
  • C. Bà thường làm mâm cơm cúng đặt lên bể nước để mời ông về vui với con cháu
  • D. Bà thường gọi con cháu đến quây quần, sum vầy để ông cảm thấy ấm áp

Câu 30: Qua câu chuyện Vườn của ông tôi, em học được bài học gì?

  • A. Phải biết kính trọng, yêu thương ông bà
  • B. Phải biết trồng thật nhiều cây
  • C. Phải biết chăm sóc cây thật tốt
  • D. Phải biết "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác